Số đông, không có nghĩa là một bộ phận không nhỏ.
“Một bộ phận không nhỏ... suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc” như Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) đã nêu.
N. tin, anh không nằm trong số một bộ phận không nhỏ ấy. Anh thuộc về đám đông không tính số lượng, vỉa hè là của nhân dân anh hùng mà, anh thuộc vỉa hè. Dân vỉa hè cơ bản không can dự đến một dự án kinh tế xã hội lớn lao nào, thậm chí không biết trên đời có những dự án lớn lao tiền nghìn nghìn tỷ. Dân vỉa hè không hiểu vì sao giá xây đường cao tốc ở Việt Nam lại chừng ấy tiền, báo cáo chính thức từ Bộ Xây dựng cho biết, giá xây đường cao tốc tại Việt Nam chủ yếu chiều dài dưới 100km, tuy nhiên giá thành lại cao gấp từ 1,4 đến 1,7 lần so với các nước Trung Quốc, châu Âu hay Mỹ. Mỗi suất vốn đầu tư bình quân cho 1 km toàn tuyến đường ô-tô cao tốc (bao gồm cả cầu và đường) vào khoảng 15,91 triệu USD/km (đường 4 làn xe), tương đương hơn 320 tỷ đồng; và khoảng 23,1 triệu USD/km (đường 6 làn xe), tương đương khoảng 480 tỷ đồng. N. chưa đi đâu xa, nhưng nghe mấy bà hay đi buôn chuyến ở Nam Ninh, Trung Quốc bảo, thì đường bên đó tốt hơn nhiều so với bên ta. Lý do, nghe đâu tại nước mình địa hình, thủy văn phức tạp…
Thêm một lần biết được rằng nước mình chuyện gì cũng khác!
Quyết định xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đầu tư tới hơn 11 ngàn tỷ đồng thuộc về số đông hay số ít? |
Cứ bi phẫn, cứ xót xa, nhưng ngồi đấy bảo dân ngôi đình này quý lắm, cây cột này thời Lý, cái chuông này thời Lê…, ví dụ thế, thì dân nghe làm sao được. Dân làm chùa, xây đình có giống như xây đường cao tốc đâu, có bao nhiêu xây bấy nhiêu, theo thẩm mỹ của dân. Thẩm mỹ của dân mỗi thời mỗi khác. Lúc xây chẳng thấy phòng, thấy ban, thấy sở, thấy các nhà khoa học ở đâu. Xây rồi thì ầm cả lên, bảo không được. Như thế có là tôn trọng lịch sử không. Đồng ý dân sai! Nhưng giá như cũng lên tiếng ầm ầm như thế với việc làm đường cao tốc, có phải một bộ phận không nhỏ sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội… sẽ bớt đi được ít nhiều không. Và tôn trọng lịch sử, xây cả một cái bảo tàng lịch sử to đùng ai cũng khiếp, làm ầm chuyện xây chùa hình như hơi quá. Dân vỉa hè bảo thế!
Mỗi lần đọc báo, lại thấy nghị quyết nói là có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái nhưng khi kiểm điểm thì chẳng có ai nhận là suy thoái cả. Vậy thì trách nhiệm để xảy ra tình trạng ấy thuộc về ai? Tóm lại, một bộ phận không nhỏ là cái gì đó xa lắm. N. yên tâm, mình là số đông, một số đông rất lớn, lo chuyện giá xăng tăng hơn chuyện suy thoái của ai đó, không phải mình!
Hà Phạm (TTVH)
Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: “Đừng xây cho oách!”
- “Xây bảo tàng là để lưu giữ lại những hiện vật của lịch sử. Thế nhưng nên xây dựng như thế nào, vào thời điểm nào lại là chuyện khác. Cần hiểu rằng lịch sử là do nhân dân viết ra, ở trong lòng nhân dân, đó mới là bảo tàng vĩnh cửu, chứ không phải đổ cả núi tiền ra để xây bảo tàng cho oách” - TS Vũ Thế Long (Viện Khảo cổ học Việt Nam).
Không đúng thời điểm
Mới đây, Bộ Xây dựng vừa có tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Theo tính toán của Bộ Xây dựng, tổng mức đầu tư của dự án (chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện) vào khoảng 11.277 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ được thực hiện trong vòng 4 năm, từ tháng 11/2012 đến 5/2016.
Theo dự kiến, Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ có tổng số vốn đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng. |
Tuy nhiên, đã có ý kiến trái chiều về triển khai dự án trong thời điểm kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Tiến sĩ Vũ Thế Long (viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng: “Tôi thấy việc triển khai dự án xây dựng bảo tàng Lịch sử Quốc gia lúc này là bất hợp lý. Xây bảo tàng là để lưu giữ lại những hiện vật của lịch sử. Thế nhưng nên xây dựng như thế nào, vào thời điểm nào lại là chuyện khác. Giữa lúc kinh tế đang khó khăn như hiện nay mà lại triển khai dự án xây dựng bảo tàng theo tôi là không nên”.
TS. Vũ Thế Long phân tích: “Cần hiểu rằng lịch sử là do nhân dân viết ra, ở trong lòng nhân dân, đó mới là bảo tàng vĩnh cửu, chứ không phải cứ đổ cả núi tiền ra để xây bảo tàng cho... oách. Hãy nhìn lại trong lịch sử, cái gì đã lưu giữ lại lịch sử của cha ông chúng ta hàng ngàn năm nay nếu không phải là nhân dân?
Hàng nghìn năm bị giặc phương Bắc đô hộ, hay như thời giặc Minh xâm lược, với chính sách “đồng hóa” thâm độc của kẻ thù, bao nhiêu tài liệu sử sách quý của ta bị giặc cướp về hoặc xé đốt hết, bao công trình văn hóa, kiến trúc bị tàn phá... thế nhưng lịch sử của chúng ta có bị mất đi đâu, vẫn còn đấy.
Lúc đó chẳng có bảo tàng nào tốt hơn, vĩ đại hơn là bảo tàng nhân dân cả. Người dân còn nhớ đến lịch sử dân tộc mình, đất nước mình thì dân tộc, đất nước đó vẫn trường tồn cùng thời gian”.
Đã quá nhiều bảo tàng
Về ý kiến cho rằng cần thiết phải xây dựng bảo tàng để lưu giữ hiện vật lịch sử, TS. Vũ Thế Long cho biết: “Xây dựng bảo tàng để lưu giữ hiện vật lịch sử là cần thiết, tuy nhiên khách quan mà nói thì hiện nay các bảo tàng của chúng ta xây dựng lên đã quá nhiều rồi, chúng ta không hề thiếu bảo tàng. Có những bảo tàng đầu tư hàng nghìn tỷ đồng như Bảo tàng Hà Nội chẳng hạn, nhưng xây dựng xong rồi bỏ không, chẳng có hiện vật để mà trưng bày. Đó là sự tốn kém và rất lãng phí”.
Ngoài ra, cũng theo TS. Vũ Thế Long thì việc xây dựng bảo tàng không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu là lưu giữ hiện vật lịch sử mà còn cần phải đảm bảo được yếu tố văn hóa và kiến trúc, mà hiện nay hầu như chúng ta chưa đáp ứng được điều đó.
Nếu nhìn lại lịch sử xây dựng các bảo tàng của ta hiện nay thì Bảo tàng lịch sử Việt Nam có thời gian lâu nhất. Đây là bảo tàng do người Pháp thiết kế và xây dựng, với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Louis Finot, mãi đến năm 1958 ta mới tiếp quản lại. Cho đến nay bảo tàng vẫn được đánh giá là có kiến trúc độc đáo trên cơ sở kết hợp kiểu kiến trúc Pháp với kiến trúc của người Việt mà không phải bảo tàng nào cũng có được.
Trong khi đó, nhà sử học Lê Văn Lan cũng bày tỏ: “Tôi nghĩ việc xây dựng bảo tàng để lưu giữ lại những hiện vật lịch sử là tốt, song sẽ tốt hơn nữa khi chúng ta nghĩ ra cách làm thế nào để hàng năm, sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp và đại học sẽ không còn cảnh hàng nghìn thí sinh bị điểm “0” môn Lịch sử mà không cần phải tốn kém đến hàng chục nghìn tỷ đồng như dự án xây dựng bảo tàng nói trên”. |
Thứ tư, ngày 19 tháng chín năm 2012
Trả lờiXóaPHÓ CHỦ TỊCH NGÂN HÀNG EXIMBANK PHẠM TRUNG CANG ĐÃ BỊ BẮT
Phạm Trung Cang - Phó Chủ tịch NH Eximbank đã bị bắt
Quanlambao - Phạm Trung Cang - Phó chủ tịch của Ngân hàng Eximbank là một trong nhóm tội phạm Lê Hùng Dũng - Chỉ tịch Eximbank và Phạm Hữu Phú - Phó chủ tịch Eximbank - đã là tay sai đắc lực giúp cho Bố già Nguyễn Đức Kiên lập hồ sơ giả rút tiền khống và cũng chính họ là những kẻ đã nhận tiền hối lộ của Trầm Bê để tự 'giải quyết' cho cá nhân (Là người được thuê để đứng tên trên các Hợp đồng vay vốn với Eximbank) vay hàng ngàn tỷ mua cổ phiếu của Sacombank giúp cho Trầm Bê - Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Đức Kiên thâu tóm Sacombank ngoạn mục.
Phạm Trung Cang đã phải viết đơn từ nhiệm trong trạm tạm giam của Cơ quan điều tra từ ngày hôm qua.
Có lẽ việc khám xét văn phòng làm việc và nhà riêng của Phạm Trung Cang sắp diễn ra. Tuy nhiên Phạm Trung Cang chỉ là một người làm thuê không vượt qua được cái tham của mình dù rằng là người ăn chay trường! Những đầu mối quan trọng chính là Lê Hùng Dũng và Trầm Bê vẫn còn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và đặc biệt Lê Hùng Dũng -còn móc nối với gián điệp của Nguyễn Văn Hưởng ở Đài Châu Á tự do và các trang mạng 'XẤU' (như 'Luật' 7169 của Thủ Tướng) phát biểu bôi nhọ Cuộc chỉnh đốn Đảng và Các đồng chí Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước là do Tau giật dây để đánh lạc hướng dư luận quên đi tội lỗi tày trời do chúng gây ra cho nhân dân và cho nền kinh tế của Việt Nam.
Thám tử Quan làm báo
Mời xem thêm
http://quanlambao.blogspot.no/2012/09/pho-chu-tich-ngan-hang-eximbank-pham.html
Thăm Trung Quốc - Chuyến đi xứ 'sống còn' của Thủ tướng?
Trả lờiXóaY Thoat (Danlambao) - Chiều ngày 20/09, trên danh nghĩa tham dự Hội chợ ASEAN-Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức đặt chân đến Quảng Tây, Trung Quốc. Chuyến đi của ông Dũng là một sự kiện đáng quan tâm trong thời điểm các cuộc đấu đá chính trị ngày càng khốc liệt trong hàng ngũ chóp bu Đảng CS.
Giữa lúc nước sôi lửa bỏng, chuyến đi bất thường của ông Dũng được phía TQ tiếp đón tại sân bay bởi Hoàng Đạo Vỹ - Phó Chủ tịch Khu tự trị Dân tộc Choang cùng với một vài quan chức cấp thấp khác. Sau đó, một buổi gặp gỡ với Tập Cận Bình cũng được diễn ra, hai bên lập lại những luận điệu 'hữu nghị', 'hợp tác'... nhàm chán mà ai cũng biết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam sau khi họ Tập lo giải quyết xong các đối thủ trong Đảng CS Trung Quốc. Tuy nhiên, viễn cảnh về một chuyến thăm chính thức giữa Nguyễn Tấn Dũng - trên cương vị Thủ tướng Việt Nam và Tập Cận Bình - trên cương vị Chủ tịch Trung Quốc vẫn còn khá mịt mù.
Ông Dũng đang đứng trước nguy cơ bị truất phế quyền lực, có thể đây là chuyến đi xứ cuối cùng của ông trên cương vị Thủ tướng. Tuy nhiên, một kịch bản tháo chạy theo kiểu Hoàng Văn Hoan sẽ khó có thể xảy ra.
Các nhóm lợi ích dưới tay Nguyễn Tấn Dũng còn đang giữ rất nhiều tiền. Lượng tiền này có nguy cơ mất trắng nếu xảy ra một cuộc 'đảo chính' ngai vị Thủ tướng. Vì thế, chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Tấn Dũng mục đích chính là để tranh thủ sự ủng hộ của thiên triều chăng?
Với một kẻ tham lam vô độ như Nguyễn Tấn Dũng, việc gì cũng có thể xảy ra. Chuyến đi xứ Tàu lần này sẽ quyết định tính 'sống còn' đối với ngai vị của Thủ tướng.
Chúng ta không thể biết tường tận những gì diễn ra đằng sau chuyến đi, với những buổi thảo luận kín, nhưng hãy cứ luôn đề phòng các hợp đồng bán nước sẽ được mang ra để đổi chác.
Nguyễn Tấn Dũng luôn ra vẻ không thần phục Bắc Kinh, bởi vì ông ta chỉ thần phục đồng tiền. Hãy nhớ, sự 'thần phục đồng tiền' khiến ông ta bán cả Tây Nguyên cho TQ tràn vào khai thác bô-xít. Đồng tiền cũng là nguyên nhân khiến Nguyễn Tấn Dũng trở nên mờ mắt và hoang tưởng.
Những kẻ độc tài hoang tưởng khi rơi vào đường cùng thường dùng mọi thủ đoạn để cố bám giữ quyền lực.
Sự hoảng loạn của Nguyễn Tấn Dũng khiến ông ta ban hành công văn 7169 rất dại dột đòi xử lý các trang Blog Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Biển Đông...
Nỗi sợ hãi mất quyền lực có thể dẫn đến hậu quả là một 'công hàm Nguyễn Tấn Dũng' 2012 theo chân người tiền nhiệm là TT Phạm Văn Đồng năm 1959.
Gần đây, dư luận vẫn râm ran kể cho nhau nghe chuyện vợ Thủ tướng thuê pháp sư, thầy bà cao tay để lập đàn giải hạn. Có người còn bảo hai vợ chồng 3 Dũng còn nhờ thầy yểm bùa đối thủ chính của mình... Hóa ra kẻ vô thần đi theo Đảng từ hồi còn học lớp 3 như Thủ tướng cũng tin những chuyện này?
Dẫu sao tin đồn như trên khó kiểm chứng được. Nhân chuyện này, cũng muốn nhắc lại với Thủ tướng sự kiện mới xảy ra năm rồi đối với Trưởng ban Tổ chức TW Đảng Hồ Đức Việt. Chắc Thủ tướng còn nhớ, Hồ Đức Việt do quá hoang tưởng vì quyền lực nên mời thầy yểm bùa Tô Huy Rứa. Hậu quả là sau hội nghị TW 15, Hồ Đức Việt bị mất ghế Ủy viên Bộ Chính Trị, phải 'về vườn' một cách ê chề sau những tai tiếng ăn chơi bị bóc mẽ.
Y Thoạt
http://danlambaovn.blogspot.no/2012/09/tham-trung-quoc-chuyen-i-xu-song-con.html#more
Bác Dũng ui !
Trả lờiXóaBác chạy qua Tàu cũng không thoát ách bị đánh bỡi "Đỉnh cao Hán hóa" . Duy nhất là bác ra lênh thả hết tù chính trị, và tuyên bố đa đảng . Khi đó thanh niên sinh viên tei1 thức dẽ đứng lên ủng hộ bác . Bác sẽ có một sức mạnh từ lòng nhân dân, sẽ đánh ngược lại tan tành bè "Đỉnh cao Hán hóa" .
Đời đời dân Việt nhớ ơn bác .
Bác Dũng vĩ đại muôn năm .
Chúc bác khỏe và thành công.
Kính
Họa