Trở về trang đầu » » "Giáo dục Việt Nam bệnh đã quá nặng, cần được giải phẫu"

"Giáo dục Việt Nam bệnh đã quá nặng, cần được giải phẫu"

(GDVN) - GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng: "Đã từ lâu không có trường đại học nào của Việt Nam lọt vào top 500 trường được xếp hạng quốc tế. Giáo dục đại học Việt Nam ở mức bao nhiêu của thế giới thì chưa rõ, nhưng ở mức rất tệ thì quá rõ ràng".
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng là một Việt kiều tâm huyết với giáo dục Việt Nam. Ông học tập tại ĐH Liège (Bỉ), tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư vật lý - Hàng không & không gian, và đã có 40 năm giảng dạy đại học, từng là Trưởng khoa Cơ học phá hủy của ĐH Liège. Trong chuyên đề "Thất vọng và kỳ vọng vào giáo dục Việt Nam" của Báo Giáo dục Việt Nam, GS Nguyễn Đăng Hưng thẳng thắn chỉ ra căn bệnh nặng của giáo dục cần chữa trong hai thập kỷ.

Thưa GS, là một Việt kiều tâm huyết với giáo dục Việt Nam, hiện cũng đang điều hành một công ty ở Việt Nam, ông có nhận xét gì khi Việt Nam đang chuẩn bị cho một cuộc cải cách giáo dục?

GS Nguyễn Đăng Hưng: Lại một đề án mới về cải cách giáo dục? Thú thật, đã từ hơn 15 năm nay, tôi đã nghe nhiều về quyết tâm này, tôi đã bao lần đề đạt các ý kiến, đã mấy lần ký chung với các đồng nghiệp trong và ngoài nước những kiến nghị về cải cách giáo dục, chẳng hạn như kiến nghị phát xuất từ nhóm của GS Hoàng Tụy (2001 rồi 2009), nhưng chuyện đâu lại vào đó. 

GS Nguyễn Đăng Hưng: Các cơ quan chức năng đã bắt đầu ý thức được một điểm căn bản là bấy lâu nay giáo dục Việt Nam không đem lại chất lượng, không thể là tiền đề cho việc công nghiệp hóa đất nước!


Giáo dục vẫn theo đà cũ, bấy lâu nay chẳng có gì thay đổi! Từ gần ba năm nay, tôi phát biểu ít đi vì tôi nghĩ lặp lại mãi những ý kiến đã nói thì không hay, có khi lại nhàm tai người nghe, nhất là các cơ quan chức năng.

Đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa? Nghe qua thì có xôm tụ đó, nhưng vì tôi chưa thấy nội dung, chưa có thông tin về cách đặt vấn đề, chưa chứng kiến các bước ban đầu, chưa nghe tên nhân sự khởi xướng, người đứng ra điều động, chưa thấu triệt khâu thực hiện ra sao, nên tôi cho rằng mình phải kiểm chứng, cần phải có thái độ cẩn trọng trong nhận xét…

Điều đầu tiên mà tôi có thể nói được là khi Bộ GD-ĐT kêu gọi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì
Cái chính yếu là nền giáo dục phải lấy quyền lợi tri thức của người đi học làm mục đích, trong đó những giá trị chân, thiện, mỹ là nền tảng. GS Nguyễn Đăng Hưng
ngay trong cái tên của đề án đã tỏ rõ là: Các cơ quan chức năng đã bắt đầu ý thức được một điểm căn bản là bấy lâu nay giáo dục Việt Nam không đem lại chất lượng, không thể là tiền đề cho việc công nghiệp hóa đất nước!

Đây là lời thú nhận cần thiết (và thống thiết) của một nền giáo dục bị chệch hướng đã hơn nửa thế kỷ nay! Nền giáo dục Việt đang là một con bệnh nặng. Vấn đề là tìm cho ra căn nguyên thì mới có thể có phương pháp chữa trị. Thật vậy, bệnh đã xâm nhập tận xương tủy, đã thành di căn, phải có phương pháp mạnh, chữa trị từ gốc, ngay cả phải giải phẫu cắt bỏ, mới có cơ may thoát hiểm. 

Tôi đã đọc phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn sang tại lễ khai giảng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội): “Các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, các ngành khoa học xã hội và nhân văn gánh vác trách nhiệm quan trọng trong giáo dục tư tưởng, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, xây dựng các chuẩn mực giá trị đạo đức, nhân cách con người VN”. Ông còn nhấn mạnh thêm sau đó: “Chất lượng nghiên cứu khoa học, sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với giảng dạy tạo nên yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực”. Đây là những nhận xét đúng hướng. 

Vấn đề là chữa trị bằng cách nào và ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm đề đạt những biện pháp cụ thể. Sai lầm đã liên tục tác hại trên nửa thế kỷ, việc chữa trị tất nhiên đòi hỏi thời gian ít ra là một hai thập kỷ. 

Tuy nhiên, việc quan trọng là có đột phá về tư duy, trở về với những giá trị cơ bản nhất của tinh hoa nhân loại và truyền thống dân tộc cao đẹp ngàn năm, để có những chọn lựa ban đầu hợp lý và chính xác. Vạn sự khởi đầu nan, nhưng theo tôi cái khởi sự thực thụ chưa bắt đầu đúng hướng.

- Theo ông, giáo dục Việt Nam đang có thuận lợi và thách thức gì khi bắt đầu công cuộc đổi mới lần này?


Trước hội nghị Trung ương 6, vấn đề đổi mới giáo dục lại một lần nữa trở thành "điểm nóng". Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước… tuy nhiên sau ba lần hô hào đổi mới thì cho tới nay nền giáo dục nước nhà vẫn còn bộc lộ quá nhiều bất cập. Đó là lý do vì sao Báo Giáo dục Việt Nam tổ chức chuyên đề “Thất vọng và kỳ vọng vào giáo dục Việt Nam”.
Mời các chuyên gia, độc giả quan tâm tới vấn đề đổi mới giáo dục Việt Nam gửi bài về toàn soạn theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn
GS Nguyễn Xuân Hãn:
Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường
63 % sinh viên thất nghiệp, chất lượng giáo dục có vấn đề?
GS Nguyễn Đăng HưngThuận lợi thì không ít, có cái đã thấy từ lâu, có cái sau này mới tới, phần lớn là những điều kiện khách quan. Thuận lợi thứ nhất là con người Việt Nam, đất nước Việt Nam là xứ sở văn hiến nghìn năm. Người Việt Nam ham học, ham hiểu biết. Tất cả các đại học trên thế giới đều nhận định là sinh viên Việt Nam nói chung học rất giỏi, tiến bộ rất nhanh và đạt thành tích cao. Chỉ có những người tốt nghiệp tại Việt Nam thì bị sắp hạng lộn ngược mà thôi.

Thuận lợi thứ hai là Việt Nam có một đội ngũ chuyên gia trí thức Việt kiều đông đảo và được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến nhất và họ có tình yêu quê hương nồng nàn, sẵn sàng chọn lựa về Việt Nam làm việc nếu có được một môi trường thân thiện, một chế độ lương tiền hợp lý...

Sau 20 năm đổi mới, gần đây một thế hệ mới có điều kiện đi du học ở các nước phát triển. Họ đã tốt nghiệp và nếu bố trí nhân sự hợp lý khi về nước, họ sẽ là những nhân tố thường trực quyết định cho việc hiện đại hóa nền giáo dục đại học.

Thuận lợi sau cùng là giai cấp trung lưu tại Việt Nam đã bắt đầu thành hình, đã có cuộc sống được cải thiện và sẽ ủng hộ một nền giáo dục có chất lượng tại Việt Nam, thay vì phải gởi con em xuất ngoại tốn kém như các đại gia mà ta thường thấy. Ngân sách của chính phủ dành cho giáo dục cũng rất đáng kể, vấn đề đặt ra là phải chấn chỉnh chi tiêu cho hợp lý, cắt bỏ những gì không cần thiết và củng cố những gì thiết yếu cho cải cách giáo dục.

Nhưng thách thức thì theo tôi là còn rất lớn và khó vì cái chính là những điều kiện chủ quan. Vô cùng khó vì đó là những đường mòn tiêu cực đã thành hình từ hơn nửa thế kỷ, lây lan ra xã hội, trở thành hiện tượng phản xạ phổ biến tự nhiên mà người trong cuộc chưa nhận thức được chứ đừng nói đến chuyện tháo gỡ. 

Các nền giáo dục thành công trên thế giới đều coi việc đào tạo nhân cách con người, truyền đạt kiến thức đích thực khoa học là mục đích căn bản của nền giáo dục quốc dân. 


- Là một GS đại học 40 năm, từng giữ chức Trưởng khoa Cơ học phá hủy của ĐH Liège (Vương quốc Bỉ), thực hiện nhiều dự án giáo dục hợp tác Việt-Bỉ, xin ông cho biết giáo dục đại học Việt Nam đang ở mức nào của thế giới?

GS Nguyễn Đăng Hưng: Đã từ lâu không có trường đại học nào của Việt Nam lọt top 500 trường được xếp hạng quốc tế. Giáo dục đại học Việt Nam ở mức bao nhiêu thì chưa rõ, nhưng ở mức rất tệ thì quá rõ ràng.

Sẽ chính xác hơn nếu ta xem xét các nấc thang giá trị cụ thể sau đây. Trong năm 2011, Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân nhưng không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại Mỹ. Trong khi đó, con số này ở năm 2011 của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như sau: Singapore: 647 bằng/4,8 triệu dân, Malaysia: 161/27,9 triệu, Thái Lan: 53/68,1 triệu, Philippines: 27/93,6 triệu, Indonesia: 7/232 triệu. 

Giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tích ngược đáng lo sợ. Chính tôi cũng là nhân chứng sống của sự kiện xuống dốc này. Trình độ trung bình của sinh viên các cao học thạc sỹ do chúng tôi tổ chức từ năm 1995 cho đến năm 2007 ngày càng xuống, điểm trung bình cuối năm của các em ngày càng tệ.

- Trong số các vấn đề sau của giáo dục đại học: Giảng viên đại học có mức lương thấp, nhiều giảng viên đại học chưa đạt chuẩn, nghiên cứu khoa học yếu, tính tự chủ và chịu trách nhiệm của trường đại học chưa bắt kịp với thế giới... theo giáo sư, giáo dục đại học Việt Nam phải ưu tiên cải cách vấn đề nào trước, hoặc ưu tiên giải quyết vấn đề gì? Nếu Việt Nam có một cuộc cách mạng giáo dục đại học thì ông đặt tên nó là gì? 

GS Nguyễn Đăng HưngMột cuộc cải cách đột phá là điều không thể né tránh. Càng chần chờ, tình trạng càng tệ hại. Trước tiên, nhân sự lãnh đạo giáo dục phải thay đổi tận gốc, phải nhanh chóng loại bỏ ra ngoài lề những thế lực kém cỏi bảo thủ.

Bản thân việc cải tổ nền giáo dục cần sự dứt khoát nhưng cũng cần thời gian và lòng kiên trì, sức bền bỉ. Không thể một sớm một chiều mà chúng ta có thể đảo ngược được con bệnh đã đi vào xương vào tủy. Nếu cần những phương thuốc mạnh tay, hiệu quả của phương thuốc sẽ cần thời gian ít ra hai thập kỷ mới có cơ may rõ nét. 

Nên là một cuộc cải cách quyết liệt, đồng bộ, một cuộc hồi sinh của nền giáo dục bằng con đường trở về với những chân giá trị mà tất cả các nước văn minh tiên tiến đã thực thi hằng mấy thế kỷ nay với những kết quả không thể chối cãi.

- Theo ông, Việt Nam cần phát triển một mô hình giáo dục đại học riêng hay đi theo những mô hình đã có sẵn trên thế giới như Mỹ hay các nước châu Âu? 

GS Nguyễn Đăng HưngCác nước phát triển có dân trí cao đều có những nền giáo dục đại thể giống nhau. Những nét đặc thù là thứ yếu tùy theo bản sắc văn hóa riêng biệt của từng nước.

Cái chính yếu là những nền giáo dục phải lấy quyền lợi tri thức của người đi học làm mục đích, trong đó những giá trị chân, thiện, mỹ là nền tảng. Quyền lợi của thế lực chính trị hay tôn giáo không được đặt trên quyền lợi của người dân với tất cả sự phong phú của sắc tộc, của thành phần, của gốc gác, của giai cấp, của tôn giáo hay không tôn giáo…

Người học được giáo dục một cách khách quan, vô tư, được đào tạo một cách trung thực, trong đó quyền tự do, tính độc lập, sự chân thực phải tuyệt đối được tôn trọng.

Nhân cách hướng thiện, thương nước, yêu dân, tinh thần vì mọi người, vì xã hội, vì cộng đồng sẽ được hình thành một cách tự giác, tự nguyện… Giáo dục phải đặt trên cái nền như vậy mới có thể trường tồn, phát huy, đảm bảo chất lượng.

- Nếu bây giờ có người mời ông làm Hiệu trưởng của một ĐH ở Việt Nam thì trong năm đầu tiên ông sẽ làm gì, và sau đó ông sẽ làm gì?

GS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi sẽ không bao giờ nhận chức Hiệu trưởng một trường nếu quyền tự chủ đại học chưa được thừa nhận một cách minh bạch, dứt khoát… Tôi sẽ dựa trên những nguyên tắc cơ bản nói ở trên để tổ chức đại học. Trong điều kiện hiện hữu ở Việt Nam, tôi sẽ ưu tiên cho việc chọn lựa và bổ nghiệm người thầy, nhanh chóng cải thiện thành phần đứng lớp. 

Tôi sẽ có biện pháp khuyến khích nghiên cứu khoa học, dành ít nhất 40% thời gian cho nghiên cứu khoa học.  Như vậy nội dung giảng dạy sẽ được dần dần cải tiến, công bố khoa học sẽ nở rộ, bằng sáng chế sẽ xuất hiện sau mười, hai mươi năm. 
-Cảm ơn giáo sư đã trả lời phỏng vấn báo Giáo dục Việt Nam.


Giáo dục Việt Nam, đằng sau... quay

Đã đến lúc ngành GD nên từ bỏ cách đầu tư "chín người nhịn cho một người" chỉ vì thành tích. Xã hội đã một lần thở phào về quy định thưởng điểm vào kết quả thi đại học cho học sinh đoạt giải thay vì tuyển thẳng. Nay Bộ Giáo dục và Đào tạo lại tiến lên... quá khứ, khôi phục việc tuyển thẳng.

Ngoại trừ những ý kiến đậm đà bản sắc... bệnh thành tích, cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến ủng hộ quy định cũ.
Phương tiện có đảm bảo?
Những người bảo vệ cho tuyển thẳng đưa ra rất nhiều lý lẽ nghe rất được lòng, đại loại như: "Động viên phong trào học tập", "Nếu không được vào thẳng thì không ai tham gia đội tuyển...
Tuy nhiên, những lý lẽ đó thiếu sức thuyết phục.
Trong khi các thí sinh khác phải thi ba môn, thì học sinh giỏi đoạt giải quốc gia chỉ cần đầu tư cho một môn. Giả định rằng học sinh thật sự giỏi ở một môn, lấy cơ sở khoa học nào khẳng định rằng học sinh đó giỏi các môn khác? Câu trả lời có thể tìm thấy ngay trong kết quả thi ĐH hàng năm của từng thí sinh.
Tự thân cái nhận xét "không được vào thẳng thì không ai tham gia đội tuyển" đã bộc lộ mục đích đoạt giải học sinh giỏi chỉ là "phương tiện có đảm bảo" của học sinh để vào ĐH và của người lớn nhắm đích khác?
Có phải vì nội dung học chủ yếu chỉ để nhằm thi đấu, nên có vài em tôi biết luôn ở top 2/3 của đội tuyển khối chuyên ĐH X lại thi trượt ĐH đến... hai lần.
Theo quan sát của giảng viên trực tiếp dạy ĐH, một số không nhỏ sinh viên tuyển thẳng đã tỏ ra không khá hơn những sinh viên khác, với chính môn học đoạt giải, thậm chí ngược lại.
Môn gì cũng chuyên?
Nói đến học sinh giỏi, không thể không nói đến hệ thống trường chuyên, trước đây có tên "trường phổ thông năng khiếu". Để xác định được học sinh là có năng khiếu đã khó, dạy được học sinh năng khiếu, cần có giáo viên năng khiếu lại càng khó.
Nhận thức được sự lạm dụng khái niệm "năng khiếu", từ việc xác định môn học năng khiếu, phép đo lường đến chương trình và phương pháp học tập..., hệ thống này đổi màu thành trường chuyên để tiếp tục tồn tại. Vì "năng khiếu chỉ biểu hiện rõ ở một số môn nhất định, như nghệ thuật, văn học, ngoại ngữ, toán học, thể thao..."
Hơn nữa, hệ thống trường chuyên được biết không có chương trình gì đặc biệt cho nhóm học sinh này. Như vậy, học sinh trong hệ thống trường này có lẽ nên gọi là "học sinh học nhiều" hoặc "học sinh học theo tủ"?
Vì thành tích, áp lực cần tìm "tủ" luôn hiện hữu, dẫn đến thành tích giả ở các cấp đã từng xảy ra, như trong ví dụ sau.
Những ai quan tâm không khỏi ngạc nhiên khi giải Nhất, Nhì môn tiếng Anh (2011) lại thuộc về một tỉnh biên giới phía Bắc,  trong khi những trung tâm lớn như khối phổ thông chuyên Đại học Quốc gia TP.HCM, ĐHQG HN thì không?
Nói như vậy không phải là đánh giá thấp học sinh dân tộc. Với môn học khác, điều này có thể, nhưng với môn ngoại ngữ, môn học mà ở đô thị lớn có nhiều điều kiện tốt hơn, học sinh còn phải rất cố gắng, thì kết quả này thật là một dấu hỏi lớn? Cấp địa phương thì chứng kiến chuyện gian lận của con quan chức tỉnh Thái Bình.
Xã hội đã một lần thở phào về quy định thưởng điểm vào kết quả thi đại học cho học sinh đoạt giải thay vì tuyển thẳng. Ảnh minh họa
Một thời ngành GD định bỏ trường chuyên? Khó lắm, vì nó là cái "ốc đảo" trong GD không phải chỉ dành cho học sinh được tuyển chọn, mà còn kèm theo con em người có quyền chức địa phương. Mà phần kèm có khi còn... nặng hơn phần chính?
Vả lại cái gì đã sinh ra ở Việt Nam có ban, có bệ, có dấu má... thì hình như không thể bỏ?
Giáo viên dạy tại các trường chuyên cho biết áp lực bệnh thành tích đè năng lên vai thầy, cô và học trò. Vì cấp dưới cần có thành tích với cấp trên. Học sinh đoạt giải đồng nghĩa với việc nhà trường có thành tích, có thêm kinh phí, và có người lên chức... Cả cơ hội cho giáo viên tỉnh lẻ muốn về thành phố lớn, như đã xảy ra.
Ước gì Việt Nam xây dựng một hoặc hai Trung tâm GD chất lượng cao (CEE) như trên thế giới để ươm tài năng!
Khuyến khích học và đầu tư lệch
Ai quan tâm đến trường chuyên đều có thể thấy việc dạy và học ở đây tạo điều kiện cho học lệch. Về hình thức, học sinh chuyên học tất cả các môn học để đảm bảo tính toàn diện. Nhưng trong thực tế, các môn không chuyên đều bị coi như môn phụ. Giáo viên cho biết trước các kỳ thi lập đội tuyển, học sinh hầu như chỉ tập trung học môn chuyên.
Chính vì học lệch và học nhồi, học sinh cũng bị méo mó về nhiều phương diện. Gần nhà tôi có một cháu học chuyên toán và đoạt giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Chính cha mẹ cháu rất lo lắng: "Nó chẳng giống ai, nói không biết nói, ăn không biết ăn... lo lắm!". Tôi hi vọng đây chỉ là trường hợp hi hữu?
Ngoài ra, đầu tư cho GD có thể bị lệch lạc, khi nguồn lực đầu tư cho GD một tỉnh như một cái bánh. Trường chuyên được phần to thì toàn bộ các trường còn lại chỉ còn... mẩu vụn. Phải hy sinh quyền bình đẳng của đa số học sinh để dành cho một số ít học sinh đi "chọi" thì có đáng không?
Hình minh họa
Theo các thầy luyện toán, học sinh của ta là 'thiện xạ' giải các bài toán cực kỳ khó.
Nhưng nếu chỉ bằng hiện tượng đó mà cho rằng học sinh chúng ta "giỏi toán" hơn học sinh nước người thì có lẽ là vội vàng và phiến diện. Vì một nhà toán học và một 'thiện xạ' giải toán khác nhau rất xa.
Liệu kết quả đó có phải là bức tranh tả chân cho chất lượng GD Việt Nam nói chung. Hay đó vẫn là "hàng mẫu không bán", kết quả của việc "luyện gà chọi" vì thành tích giả dối - một căn bệnh thâm căn cố đế? Một vài mũi "thật nhọn" không thể thay thế và gánh vác công việc cho nhiều mũi "nhọn vừa" được.
Cố gắng của các thầy cô thật đáng quý. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là trí lực và nỗ lực của cá nhân người học. Thầy cô và môi trường học tập chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ. Song, một học sinh đoạt giải thì dường như ai cũng nhận đó là sản phẩm của mình. Cứ xem những lễ vinh danh người đoạt giải thì rõ. Đó chẳng phải là hội chứng thành tích sao?
Đã đến lúc ngành GD nên từ bỏ cách đầu tư "chín người nhịn cho một người" chỉ vì thành tích.
Áp lực chung
Áp lực không chỉ đổ lên giáo viên và học sinh trường chuyên, mà còn gây ra lúng túng ngay cho Bộ GD và ĐT khi quy định"Tuyệt đối không cử những người đã tham gia tập huấn, luyện thi chocác đội tuyển... tham gia công tác chuyên môn của kỳ thi", thì ngay sau đó Bộ lại triệu tập giáo viên, mà đại đa số được biết đã tham gia "bồi dưỡng đội tuyển". Thậm chí có một trường hợp "dứt khoát phải cử vì ông là thầy của một lãnh đạo Bộ"?
Ý đồ của quy định này có vẻ tốt nhằm đảm bảo tính khách quan và công bằng. Tuy nhiên, nó lại mâu thuẫn với quy chế của ngành và nó thể hiện sự mất tin tưởng lẫn nhau.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính công minh, cần phải nghiêm khắc với những người đưa nội dung đã dạy vào đề thi. Muốn biết ai dạy cho các "đội tuyển" chẳng có gì là khó: Hỏi chính đội tuyển.
Vậy, kết quả nói chung có đáng tin cậy không?
Một gợi ý
Bộ GD và ĐT nên trao việc tổ chức thi học sinh giỏi cho các hội, như Hội Vật lý, Hội Nhà văn...
Hãy để kỳ thi học sinh giỏi quốc gia là trò chơi học tập, như RoboconOlympia (VTV),...
Giải thưởng là một vòng nguyệt quế và khoản tiền động viên, hoặc, có thể điểm thưởng vào kết quả thi ĐH.
Như thế tất cả đều vui và... đẹp.
TuanVietNam
Giới thiệu bài nầy :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.

"In Honor of Viet Khang Asia69 Việt Nam Tôi Đâu & Anh là Ai"
GÓP Ý MỚI NHẤT
"Cuộc Thảm Sát Thiên An Môn - 1989"
"In Honor of Viet Khang bản 2 SBTN"
"Hoàng Sa nổi đau mất mát (Bản tiếng Việt)"
"In Honor of Viet Khang Asia Productions"

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us