Sự khác nhau giữa Khủng bố và "Tuyên truyền chống phá nhà nước" |
Hồ Chí Minh còn nói: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới”. Với tư cách là đối tượng phục vụ của báo chí cách mạng, nhân dân lao động không chỉ là người tiếp nhận các thông tin mà báo chí đem lại mà còn là người trực tiếp tham gia sáng tạo các tác phẩm báo chí. Sự đóng góp của quần chúng nhân dân trong hoạt động báo chí làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn để nhân dân bày tỏ nguyện vọng, tâm tư mình với Đảng, chế độ.
Tự do báo chí theo Hồ Chí Minh không phải là tự do tuỳ tiện, tự do vô hạn độ mà báo chí được quyền tự do trong khuôn khổ mà Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cho phép. Sắc lệnh về chế độ báo chí của Người một mặt khẳng định đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, mặt khác, quy định báo chí phải tuân thủ pháp luật để đảm bảo quyền tự do ngôn luận được sử dụng một cách đúng đắn.
Nhà nước đã thừa nhận các quyền tự do dân chủ cho mọi công dân trong Hiến pháp nhưng không cho phép lợi dụng các quyền đó để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ của tự do gắn với phạm vi pháp luật, với trách nhiệm và nghĩa vụ của các công dân trong xã hội. Người nói: “Tự do tư tưởng - Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”.
VŨ PHƯƠNG HÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.