Hội thảo với Nhật về sửa đổi hiếp pháp |
Tham dự hội thảo có đại diện các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại diện Chính phủ, Bộ Tư pháp và một số cơ quan, bộ, ngành hữu quan, thành viên Ban biên tập, Tổ giúp việc dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực pháp luật.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý khẳng định đây là Hội thảo quan trọng để tìm hiểu về Hiến pháp, vai trò của Hiến pháp trong sự phát triển của đất nước. Hiến pháp là đạo luật quan trọng, cơ bản của nhà nước, việc sửa đổi Hiến pháp là sự kiện trọng đại của quốc gia đòi hỏi thận trọng, chặt chẽ, khoa học trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp trong và ngoài nước.
Nhấn mạnh tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, Đại sứ Nhật Bản Tanizaki khẳng định Nhật Bản tiếp tục hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe giáo sư Hasebe và giáo sư Takami trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực lập hiến và thông tin kinh nghiệm về việc xây dựng Hiến pháp của Nhật Bản cũng như của Việt Nam; trong đó tập trung vào các vấn đề đặc biệt quan trọng như: ý nghĩa của Hiến pháp, quyền con người, tổ chức bộ máy nhà nước, mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp và chính quyền địa phương…
Những kinh nghiệm, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo này sẽ đóng góp thiết thực trong việc sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam./.
Xã Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.