Trở về trang đầu » » Vẽ tranh, viết thơ bằng miệng

Vẽ tranh, viết thơ bằng miệng

Ngày ngày vẽ tranh, viết thơ bằng miệng (ảnh ANTĐ)
Sau một tai nạn, cơ thể bị liệt nằm bất động một chỗ, đã có lúc Long muốn buông xuôi tất cả để giải thoát cho người thân. Nhưng rồi Long đã đứng lên bằng một nghị lực phi thường. Giờ đây anh đã làm mọi người phải thán phục về khả năng dùng miệng để vẽ tranh và viết thơ.

Người mà chứng tôi muốn nói đó chính là chàng trai Phạm Sỹ Long (SN 1988) ở xóm 3, xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.


Tai nạn bất ngờ

Phạm Sỹ Long (SN 1988) là con trai duy nhất trong gia đình nhà nông có 4 anh em. Với tố chất thông minh nhanh nhẹn, Long là niềm hi vọng của người thân, bố mẹ. Nhưng rồi cuộc đời trớ trêu khi một tai nạn bất ngờ ập đến khiến cậu học trò bị tàn phế suốt đời.

Gạt dòng nước mắt lăn trên má, Long nhớ lại: Một buổi chiều tháng 9/2003 đi chăn trâu cùng trang lứa trong làng, trèo lên cây phi lao để chơi, không may bị tuột chân rơi từ trên cây xuống. Bác sỹ kết luận bị gãy 2 đốt cổ đèn, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không có tiền để mổ kịp thời. Mãi sau gần 1 tuần vay mượn được tiền để đi phẫu thuật thì đã quá muộn nên từ đó đã bị liệt hoàn toàn nằm bất động một chỗ. Chiếc giường và chiếc xe lăn là người bạn tri kỷ của Long suốt đời.

Ngày tháng trôi qua Long chỉ nằm một chỗ, kể cả việc vệ sinh cá nhân cũng phải có mẹ đỡ đần. Long chỉ có thể ngồi đựơc trên xe lăn một lúc cho đỡ mỏi rồi lại nằm bởi tay chân của Long đã bị teo tóp và không cử động được.

Vẽ tranh, viết thơ bằng miệng

Ngồi bên Long khi anh đang miệt mài tô những đường nét sắc sảo trên bức tranh tôi mới thấy được hết tài năng và nghị lực của Long. Long hồi tưởng: “Tình cờ một hôm (năm 2009) đang ngồi trên chiếc xe lăn xem tivi thì có chương trình nói về khả năng kỳ diệu của một người đàn ông ở nước ngoài có số phận không may mắn khi bị bại liệt chân tay nhưng có thể dùng miệng để viết chữ. Tôi chợt nhận ra số phận của người đó giống hệt như mình, tại sao người đó làm được mà mình lại không thử sức? Ý tưởng này lập tức được tiến hành, tôi nhờ mẹ mua giấy bút về để bắt đầu luyện tập...”.

Từ ngày đó bản năng tiềm ẩn đã bắt đầu đến lúc trỗi dậy, Long chỉ khao khát có thể vượt lên chính mình để làm được một điều gì đó ý nghĩa, có ích.

“Lúc Long bảo tôi mua cho cháu mấy cái bút và tập giấy về cháu học viết học vẽ thì tôi cứ nghĩ là cháu nói đùa. Những ngày đầu nó hì hục cả ngày để luyện tập, cứ mỗi lần thấy con ngậm cái bút lên miệng để tập viết nhưng bút lại cứ rơi xuống đất mà tôi rơi nước mắt. Long kể về giai đoạn đầu khi bắt đầu tập ngậm bút: “Tuần đầu tiên cứ ngậm bút lên để tập viết là hai hàm răng lại tê buốt, bút rơi, cổ mỏi không chịu nổi. Rồi đến việc đặt nét bút để viết thì khó gấp trăm lần, có ngày có hàng trăm tờ giấy bị bỏ đi. Do ngậm bút nhiều và chưa quen nên đến giờ ăn thì hai hàm răng đau buốt không nhai nổi cơm...”, Long nhớ lại.

Sau hơn một tháng quên ăn quên ngủ Long đã bắt đầu tạo được những dòng chữ đầu tiên tròn trĩnh trên trang giấy. Mỗi ngày nâng thành tích viết chữ của mình lên một chút, dần dần Long đã viết những nét chữ một cách gọn gàng thẳng hàng sạch đẹp rõ ràng. Viết chữ thành thạo, Long bắt đầu chuyển sang tập vẽ tranh bằng bút chì, bút lông... rồi tất cả đã không phụ lòng say mê của chàng trai tật nguyền. Nét vẽ của Long ngày càng mượt mà sắc sảo. Vốn có tố chất thông minh học giỏi từ bé nên Long đã tự sáng tạo ra nhiều bức tranh sinh động ghi lại cảnh sinh hoạt của người dân quê, những cánh đồng lúa, bông hoa, cánh cò, lũy tre, hàng cau trước sân...

Tiếng lành đồn xa về tài vẽ tranh của Long, nhiều người tìm đến, có người thấy đẹp ngỏ ý muốn mua nhưng Long không bán mà tặng cho những ai thật sự thích thú tranh của mình. Điều làm mọi người nể phục nhất có lẽ là tài sáng tác thơ của Long, chỉ tính riêng trong vòng 3 năm trở lại đây Long đã sáng tác gần 50 bài thơ tình yêu, cuộc sống và con người. Vần thơ của Long sâu sắc thấm đậm ý nghĩa cuộc sống hiện tại với những nỗi lòng không biết tỏ cùng ai. Trong đó có nhiều bài thơ giãi bày về chính số phận, nghị lực của bản thân mình khiến nhiều người đọc phải rơi nước mắt như bài “Ca khúc cho người tật nguyền”; “Mất ngủ”; “Lời hứa gió bay”....

Bên cạnh đó Long còn có khả năng sáng tác và cải biên một số bài hát như: “Ánh trăng đêm rằm”;... Viết vẽ thành thạo, Long còn tập dùng miệng để bấm điện thoại, bấm điều khiển tivi, lấy đồ... và làm nhiều việc khác.

Vượt lên chính mình, làm được điều khiến mọi người thán phục đó là kết quả của một nghị lực phi thường của một người tàn nhưng không phế như Long.

Theo Nguyễn Hải (An ninh thủ đô)
Giới thiệu bài nầy :

1 nhận xét:

  1. Dũng28.9.12

    Nói thẳng nói thật là vô tù ngồi đó nghe các bác BCT .

    Trả lờiXóa

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.

"In Honor of Viet Khang Asia69 Việt Nam Tôi Đâu & Anh là Ai"
GÓP Ý MỚI NHẤT
"Cuộc Thảm Sát Thiên An Môn - 1989"
"In Honor of Viet Khang bản 2 SBTN"
"Hoàng Sa nổi đau mất mát (Bản tiếng Việt)"
"In Honor of Viet Khang Asia Productions"

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us