Trở về trang đầu » » Quảng Bình: Nông dân lao đao vì cây dong riềng

Quảng Bình: Nông dân lao đao vì cây dong riềng


Bỏ ra không ít vốn liếng, công sức chăm sóc để hy vọng xóa đói giảm nghèo từ cây dong riềng…  Thế mà giờ đây, hàng ngàn hộ nông dân ở hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ (tỉnh Quảng Bình) đang lao đao khi phải đào bỏ hàng chục ha dong riềng vì Nhà máy tinh bột Long Giang không thu mua sản phẩm của bà con...

Năm 2007, Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh thành lập, sau đó Công ty đã xây dựng thêm công ty con là Nhà máy tinh bột Long Giang để chế biến tinh bột dong riềng (gọi tắt là Công ty dong riềng) ở Quảng Bình. Vì dong riềng là sản phẩm nông nghiệp, nên UBND tỉnh Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện như cho vay vốn ưu đãi phát triển; quy hoạch vùng nguyên liệu; cấp đất xây dựng nhà máy... để nhà máy đi vào hoạt động.

Nhà máy Long Giang chuyển sang thu mua
sắn để chế biến tinh bột
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho Công ty dong riềng, tỉnh Quảng Bình đã quy hoạch hơn 500 ha vùng trồng nguyên liệu. Sau khi có quy hoạch, người dân nhiều xã trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh đã ưu tiên dành nhiều khoảnh đất để trồng dong riềng với hy vọng có thể đổi đời. Thế nhưng, chỉ được một năm đầu thu mua sản phẩm cho người nông dân, liên tiếp những năm sau Nhà máy thu mua cứ thưa dần, đến thời điểm hiện tại, Công ty dong riềng đang bỏ mặc nguyên liệu của người dân.

 Người dân ở thôn Bến, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh than thở: Sau khi, Công ty đến ký hợp đồng và cho giống sản xuất, cả làng đều trồng dong riềng, năm đầu tiên họ thu mua một ít, số còn lại, bà con giữ làm giống để phát triển thêm diện tích trồng. Nhưng đến nay, chẳng thấy công ty đến mua nên người dân phải đào vứt hết để chuyển qua cây trồng khác.

Ông Lý Nguyên Trọng, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ xã Vạn Ninh cho biết, lúc đầu khi nghe công ty hứa thu mua hết sản phẩm, chính quyền xã đã vận động bà con trồng dong riềng, nhưng giờ người dân trong xã hỏi, chúng tôi cũng chẳng biết trả lời ra sao cho hợp lý. Ông còn cho biết thêm, chỉ tính riêng xã Vạn Ninh đã trồng 5-6 ha dong riềng, giờ bà con đến mùa thu hoạch dong riềng lại chẳng thấy công ty đến thu mua.

Trước những thắc mắc của bà con, chúng tôi tìm gặp lãnh đạo Công ty dong riềng, ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Nhà máy dong riềng cho biết, do Công ty thiếu nguyên liệu dong riềng để sản xuất nên chuyển qua chế biến tinh bột sắn.

Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì khi thành lập nhà máy chỉ để sản xuất tinh bột dong riềng, nhưng giờ đây thấy chế biến tinh bột sắn dễ thu lợi nhuận nên Công ty dong riềng đã chuyển qua chế biến tinh bột sắn. Ngoài ra, khi lập quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến tinh bột dong riềng, lãnh đạo Công ty này đã khẳng định, tập trung sản xuất dong riềng thì tỉnh Quảng Bình mới tạo điều kiện để xây dựng và hoạt động. Vì vậy, nay nhà máy lại chuyển qua sản xuất tinh bột sắn không thu mua dong riềng cho người dân là hoàn toàn sai trái, vừa gây thiệt hại cho nông dân vừa phá vỡ quy hoạch của tỉnh. Bởi trên địa bàn tỉnh đã có nhà máy chế biến tinh bột sắn và trong quy hoạch tỉnh chỉ xây dựng một nhà máy.

Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, rất mong lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cần sớm kiểm tra, làm rõ sự việc ở Công ty dong riềng.

theo Xuân Thi Đại Đoàn Kết


Dự án lừa

Dự án trình duyệt nêu rõ là sản xuất tinh bột dong riềng nhưng công ty không chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu, không thu mua dong riềng mà lại chuyển sang thu mua, chế biến sắn khiến nông dân lao đao

Năm 2008, Công ty CP Tư vấn - Đầu tư Long Giang Thịnh triển khai dự án đầu tư Nhà máy Long Giang chuyên chế biến tinh bột dong riềng tại huyện Quảng Ninh - Quảng Bình. Thấy nhà máy có thể tiêu thụ nông sản cho nông dân, UBND tỉnh Quảng Bình đã đồng ý cấp phép và hỗ trợ vốn vay ưu đãi.

Trồng rồi nhổ bỏ

Theo ông Lê Văn Diên, Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Quảng Ninh, đến năm 2012, Nhà máy Long Giang chỉ triển khai được gần 20 ha dong riềng tại 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy - Quảng Bình. Hiện nay, cơ quan chức năng cũng chưa rõ vùng nguyên liệu dong riềng cho nhà máy là bao nhiêu.

Dù mục tiêu dự án là phát triển, thu mua, chế biến củ dong riềng cho nông dân nhưng lãnh đạo của nhà máy lại rất thờ ơ về vùng nguyên liệu. Ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Nhà máy Long Giang, lập lờ: “Nói về vùng nguyên liệu cho nhà máy thì cũng khó lắm, hiện đã xây dựng quy hoạch chừng 1.000 - 2.000 ha gì đó. Lúc đầu, chúng tôi tưởng đất nào cũng trồng được dong riềng nên đưa vào diện tích quy hoạch cho vùng nguyên liệu”.

Theo ông Khoa, trước đây, nhà máy đã đưa giống dong riềng cho nông dân trồng ở huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, kết quả cũng khả quan, được bà con hồ hởi đón nhận. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Quyết, ngụ xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, cho biết: “Nhà máy đưa giống về cho bà con trồng, có hợp đồng thu mua hẳn hoi. Nhà tôi trồng thử trong vườn, khi thu hoạch, nhà máy mua giá 500 đồng/kg. Thấy thu nhập khá, gia đình tôi trồng thêm hơn 1 sào dong riềng. Vậy mà năm  nay, nhà máy lại không thu mua nữa, chúng tôi phải nhổ bỏ dong riềng để trồng cây khác”.

Cũng như ông Quyết, chị Nguyễn Thị Luyến, ngụ xã Vạn Ninh, thấy trồng dong riềng bán cho nhà máy có tiền nên đã phá hết các loại cây khác, chỉ trồng cây này. “Chờ mãi, không thấy nhà máy thu mua nên tôi phải nhổ bỏ phân nửa. Số diện tích còn lại, tôi cũng đang tính phá bỏ để trồng cây khác. Nhà máy bội ước, không thu mua thì nông dân trồng làm gì cho tốn công, tốn của?” - chị Luyến bức xúc.

Đem con bỏ chợ
Ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh, ngao ngán: “Năm 2011, Nhà máy Long Giang làm hợp đồng thu mua củ dong riềng với người dân trong xã. Thấy có thể tận dụng lợi thế đất đai và tạo điều kiện để người dân tăng thu nhập, chính quyền địa phương đã vận động bà con trồng thêm hơn 6 ha nguyên liệu. Đùng một cái, nhà máy không thu mua nên năm nay, chúng tôi không dám vận động họ trồng dong riềng nữa. Nhà máy làm ăn kiểu “đem con bỏ chợ” như vậy, người dân oán trách, chúng tôi lãnh đủ. Bây giờ, nhà máy lại quay sang thu mua sắn thì chẳng khác gì đã lừa người dân và cả chúng tôi”.
Tại Nhà máy Long Giang, hàng trăm tấn sắn nguyên liệu được thu mua về chất đầy sân. Thoạt tiên, ông Lê Văn Khoa cho rằng do thiếu nguyên liệu dong riềng nên nhà máy phải chuyển sang chế biến tinh bột sắn. Tuy nhiên sau đó, ông Khoa “đính chính” rằng nhà máy “kết hợp sản xuất chứ không phải chuyển sang chế biến tinh bột sắn” và việc này “chẳng ảnh hưởng gì đến ai cả!”.
Theo ông Khoa, nhà máy cần khoảng 150 tấn nguyên liệu sắn mỗi ngày. Do khâu xử lý chất thải chưa tốt nên mùi hôi thối bốc lên nồng nặc cả vùng. Chỉ sau vài tháng đi vào sản xuất, người dân trong khu vực đã kiến nghị cơ quan chức năng xử lý việc Nhà máy Long Giang gây ô nhiễm môi trường.
Phá vỡ quy hoạch
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cho rằng Nhà máy Long Giang khi trình dự án để phê duyệt nêu rõ là sản xuất tinh bột dong riềng nhưng không chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu, không thu mua dong riềng cho nông dân mà lại chuyển sang thu mua, chế biến sắn là sai, phá vỡ quy hoạch trồng trọt của tỉnh. Tuy nhiên, các cấp thẩm quyền của tỉnh hiện vẫn lúng túng trước việc nhà máy này sử dụng vốn vay ưu đãi nhưng hoạt động mang tính lập lờ mà chưa có cách xử lý rạch ròi.
Bài và ảnh: HOÀNG HÀ (người Lao Động)

Giới thiệu bài nầy :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.

"In Honor of Viet Khang Asia69 Việt Nam Tôi Đâu & Anh là Ai"
GÓP Ý MỚI NHẤT
"Cuộc Thảm Sát Thiên An Môn - 1989"
"In Honor of Viet Khang bản 2 SBTN"
"Hoàng Sa nổi đau mất mát (Bản tiếng Việt)"
"In Honor of Viet Khang Asia Productions"

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us