Trở về trang đầu » » Senkaku/Điếu Ngư qua tài liệu mật của CIA

Senkaku/Điếu Ngư qua tài liệu mật của CIA

Bản đồ 1958 ghi rõ Senkaku thuộc Nhật nằm ngoài TQ
Báo chí Nhật Bản đồng loạt công bố báo cáo của CIA từ tháng 5-1971 mới được giải mật và được Nhật xem là một trong những bằng chứng mạnh mẽ để khẳng định chủ quyền.

Theo báo cáo vừa được Cơ quan Lưu trữ an ninh quốc gia thuộc Đại học George Washington giải mật, vào thời điểm Trung Quốc bắt đầu tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã có điều tra và kết luận rằng Nhật có căn cứ thuyết phục hơn để tuyên bố chủ quyền khu vực này.
Báo cáo của CIA cho rằng nguyên nhân tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan xuất phát từ nguồn năng lượng lớn ở Senkaku/Điếu Ngư được công bố hồi cuối những năm 1960.

Dân Nhật biểu tình chống Trung Quốc
Những ngày gần đây, theo báo chí Nhật Bản, tàu tuần tra Trung Quốc, Đài Loan liên tục xuất hiện tại vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Gần đây nhất sáng 4-10 có tới 9 tàu Trung Quốc, Đài Loan lượn lờ trong vùng biển tranh chấp này. Lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản với những tàu chiến hiện đại luôn theo sát mọi động thái của tàu Trung Quốc, Đài Loan.

Thư của chính quyền TQ ghi ngày 20 tháng 5 năm 1921, xác nhận
đảo Senkaku thuộc về quận Yaeyama , thành phố Okinawa Nhật Bản
Báo cáo CIA đưa ra các chứng cứ: Một bản đồ thế giới do Hồng vệ binh Trung Quốc xuất bản năm 1966 ghi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm ngoài biên giới Trung Quốc; Một bản đồ khác của Trung Quốc vẽ quần đảo này thuộc quần đảo Ryukyus (tỉnh Okinawa của Nhật hiện nay); Không có bản đồ nào của lãnh thổ Đài Loan thể hiện quần đảo này thuộc lãnh thổ Trung Quốc; Bộ sưu tập bản đồ xuất bản ở châu Âu không thể hiện quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền Trung Quốc; Một bản đồ thế giới năm 1967 của Liên Xô cũ vẽ hải đồ ghi nhận quần đảo này trong lãnh thổ Nhật…

Theo T.Đ Tiền Phong
Giới thiệu bài nầy :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.

"In Honor of Viet Khang Asia69 Việt Nam Tôi Đâu & Anh là Ai"
GÓP Ý MỚI NHẤT
"Cuộc Thảm Sát Thiên An Môn - 1989"
"In Honor of Viet Khang bản 2 SBTN"
"Hoàng Sa nổi đau mất mát (Bản tiếng Việt)"
"In Honor of Viet Khang Asia Productions"

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us