Trở về trang đầu » » Tổ chức quốc tế “truy” nguồn gốc sừng tê giác bị mất của “đại gia” Trầm Bê

Tổ chức quốc tế “truy” nguồn gốc sừng tê giác bị mất của “đại gia” Trầm Bê

Đại gia "Trầm Bê"
Ngay sau khi các báo đăng tải thông tin về vụ mất sừng tê giác trị giá 4 tỉ đồng tại nhà ông Trầm Bê, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã thế giới đã gửi công văn cho Công an tỉnh Trà Vinh và Công an huyện Trà Cú để xác minh nguồn gốc của chiếc sừng này. Công văn của hiệp hội này ghi rõ: “Cuộc trao đổi của chúng tôi với Cơ quan quản lý CITES VN (thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT), là nơi quản lý việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, cho thấy ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam.” Cơ quan này nghi ngờ nguồn gốc chiếc sừng tê giác của ông Trầm Bê: “Vì vậy chúng tôi cho rằng chiếc sừng tê giác được đề cập trong bài báo trên mà công an đang truy tìm có khả năng lớn là bất hợp pháp”.
 Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Conservation Society - gọi tắt là WCS) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã. Tổ chức này đã có văn phòng hoạt động ở Việt Nam.

Tòa nhà hoành tráng của "đại gia" Trầm Bê.
Trước đó, vào tối 27/9, người thân của ông Trầm Bê phát hiện sừng tê giác được cất giữ ở nơi thờ cúng gia tộc ở Trà Cú, Trà Vinh có trọng lượng gần 4 kg (trị giá trên 4 tỉ đồng) đã bị mất. Vụ việc đã được trình báo với công an sở tại.
Ông Trầm Bê được biết đến với danh tiếng là doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hiện nay ông đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank.
Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 20/1/2002 của Chính phủ quy định về việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã quy định việc xuất nhập khẩu các loài động, thực vật hoang dã theo Công ước quốc tế CITES Việt Nam cấp.
Nghị định số 48/CP ngày 22/4/2002, Nghị định số 139/CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định những hành vi vi phạm hành chính là động vật, thực vật có tên trong phụ lục I, II của CITES nhưng không có tên trong danh mục Nghị định số 48/CP thì vẫn bị xử lý như hành vi vi phạm đối với động vật, thực vật hoang dã nhóm IIa, IIb của Nghị định 139/CP, có giá trị từ trên 5 triệu đồng thì chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự.
theo H.T Petrotimes
Giới thiệu bài nầy :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.

"In Honor of Viet Khang Asia69 Việt Nam Tôi Đâu & Anh là Ai"
GÓP Ý MỚI NHẤT
"Cuộc Thảm Sát Thiên An Môn - 1989"
"In Honor of Viet Khang bản 2 SBTN"
"Hoàng Sa nổi đau mất mát (Bản tiếng Việt)"
"In Honor of Viet Khang Asia Productions"

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us