“Đề nghị Tổng Bí thư làm Trưởng ban Phòng, chống tham nhũng”. ĐBQH Trương Trọng Nghĩa |
Khi thảo luận về Dự luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) ngày hôm qua (9.11), mặc dù có nhiều đề xuất về việc Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TƯ nên nằm ở đâu (trực thuộc Chủ tịch Nước, trực thuộc Quốc hội, một cơ quan độc lập, Tổng Bí thư làm trưởng ban...).
Tuy nhiên, có một điểm chung là sẽ không đặt dưới sự chỉ đạo của cơ quan hành pháp.
Súng đã nổ, nhưng như đánh trận giả
Nỗi bức xúc của cử tri trước “quốc nạn tham nhũng” đã khiến nghị trường nóng ngay trong những phát biểu đầu tiên. “Theo Tổ chức Minh bạch thế giới, VN đang đứng 112/183 quốc gia thuộc nhóm tham nhũng cao nhất thế giới. Rất đáng báo động. Rất đáng suy nghĩ” - ĐBQH Bùi Sĩ Lợi nói.
Trong khi đó, nhà sử học Dương Trung Quốc nhắc lại phát biểu của ông cách đây 7 năm “Trận đánh này là trận cuối cùng”. Và trận cuối cùng đã kéo dài 7 năm, “thượng phương bảo kiếm” đã rút ra, “súng đã nổ”, nhưng chống tham nhũng vẫn như “đánh trận giả” khi “không sát thương được ai cả”, khi “đều là quân ta cả”.
Ông Lợi sau đó đã nói đến việc “lòng tin bị xói mòn”. Nhà sử học thì nói: Thất bại này dường như đã được báo trước, bởi khi thảo luận dự luật năm 2005, dư luận ngoài xã hội và ngay cả trên diễn đàn QH, người ta đã nhiều lần nhắc đến thành ngữ “vừa đá bóng, vừa thổi còi” để nói về việc thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng (PCTN) trực thuộc Chính phủ, cơ quan chống tham nhũng lại chính là cơ quan hành pháp.
Bởi dù- như phát biểu của Trung tướng Trần Văn Độ: “Sự nghiêm khắc rất rõ trong Luật Hình sự: Chỉ có tham ô, tham nhũng là có án tử hình. Tham nhũng như tội cướp tài sản, nặng như tội giết người”, nhưng, nói như Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền, cả “rừng luật” đó không ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng.
Bởi vậy, “Luật PCTN phải quy định không được đặc xá, không giảm án, không cho hưởng án treo đối với tội phạm tham nhũng. Phải coi tham nhũng như ma túy, như tội phản quốc. Phải tuyên chiến với tham nhũng, khi nó đang thách thức sự lãnh đạo của Đảng” - ông Thuyền nói.
Cần độc lập với Chính phủ
Đây có vẻ cũng là lý do khiến hầu hết các ý kiến đều bàn về việc Ban Chỉ đạo PCTN nên nằm ở đâu. ĐBQH Nguyễn Xuân Thường đề nghị: “Cơ quan điều tra chống tham nhũng trực thuộc Chủ tịch Nước”.
ĐBQH Huỳnh Nghĩa thì đề nghị thành lập “một cơ quan điều tra độc lập PCTN” với lý luận ở một nhà nước pháp quyền, Ban Chỉ đạo PCTN phải là cơ quan thuộc tư pháp hoặc một cơ quan do QH thành lập. ĐBQH Ngô Văn Minh thậm chí đề nghị thành lập uỷ ban quốc gia độc lập PCTN đặt dưới sự chỉ đạo của QH.
Đáng chú ý nhất là đề nghị của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa khi ông nhắc đích danh tên đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và “đề nghị bầu Tổng Bí thư làm trưởng ban”.
Theo ông Nghĩa: “Việc Đảng lãnh đạo trực tiếp là chính danh và hợp pháp”, có thể tạo ra sự “độc lập với hành pháp, tư pháp”, “có thẩm quyền do luật định, do Đảng định”.
Súng đã nổ, nhưng như đánh trận giả
Nỗi bức xúc của cử tri trước “quốc nạn tham nhũng” đã khiến nghị trường nóng ngay trong những phát biểu đầu tiên. “Theo Tổ chức Minh bạch thế giới, VN đang đứng 112/183 quốc gia thuộc nhóm tham nhũng cao nhất thế giới. Rất đáng báo động. Rất đáng suy nghĩ” - ĐBQH Bùi Sĩ Lợi nói.
Trong khi đó, nhà sử học Dương Trung Quốc nhắc lại phát biểu của ông cách đây 7 năm “Trận đánh này là trận cuối cùng”. Và trận cuối cùng đã kéo dài 7 năm, “thượng phương bảo kiếm” đã rút ra, “súng đã nổ”, nhưng chống tham nhũng vẫn như “đánh trận giả” khi “không sát thương được ai cả”, khi “đều là quân ta cả”.
Ông Lợi sau đó đã nói đến việc “lòng tin bị xói mòn”. Nhà sử học thì nói: Thất bại này dường như đã được báo trước, bởi khi thảo luận dự luật năm 2005, dư luận ngoài xã hội và ngay cả trên diễn đàn QH, người ta đã nhiều lần nhắc đến thành ngữ “vừa đá bóng, vừa thổi còi” để nói về việc thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng (PCTN) trực thuộc Chính phủ, cơ quan chống tham nhũng lại chính là cơ quan hành pháp.
Bởi dù- như phát biểu của Trung tướng Trần Văn Độ: “Sự nghiêm khắc rất rõ trong Luật Hình sự: Chỉ có tham ô, tham nhũng là có án tử hình. Tham nhũng như tội cướp tài sản, nặng như tội giết người”, nhưng, nói như Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền, cả “rừng luật” đó không ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng.
Bởi vậy, “Luật PCTN phải quy định không được đặc xá, không giảm án, không cho hưởng án treo đối với tội phạm tham nhũng. Phải coi tham nhũng như ma túy, như tội phản quốc. Phải tuyên chiến với tham nhũng, khi nó đang thách thức sự lãnh đạo của Đảng” - ông Thuyền nói.
Cần độc lập với Chính phủ
Đây có vẻ cũng là lý do khiến hầu hết các ý kiến đều bàn về việc Ban Chỉ đạo PCTN nên nằm ở đâu. ĐBQH Nguyễn Xuân Thường đề nghị: “Cơ quan điều tra chống tham nhũng trực thuộc Chủ tịch Nước”.
ĐBQH Huỳnh Nghĩa thì đề nghị thành lập “một cơ quan điều tra độc lập PCTN” với lý luận ở một nhà nước pháp quyền, Ban Chỉ đạo PCTN phải là cơ quan thuộc tư pháp hoặc một cơ quan do QH thành lập. ĐBQH Ngô Văn Minh thậm chí đề nghị thành lập uỷ ban quốc gia độc lập PCTN đặt dưới sự chỉ đạo của QH.
Đáng chú ý nhất là đề nghị của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa khi ông nhắc đích danh tên đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và “đề nghị bầu Tổng Bí thư làm trưởng ban”.
Theo ông Nghĩa: “Việc Đảng lãnh đạo trực tiếp là chính danh và hợp pháp”, có thể tạo ra sự “độc lập với hành pháp, tư pháp”, “có thẩm quyền do luật định, do Đảng định”.
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ - nguyên Giám đốc BQLDA đại lộ Đông- Tây, TPHCM - người đầu tiên bị kết án về hành vi tham nhũng có yếu tố nước ngoài. Ảnh: Phùng Bắc |
Nhưng đề xuất đặt ở đâu thì hôm qua, các vị ĐBQH cũng thống nhất rằng sẽ không đặt dưới sự chỉ đạo của cơ quan hành pháp.
Phải có chế tài tịch thu tài sản
Một trong những vấn đề gây bức xúc nhất trong dân là chuyện kê khai tài sản “đang rất hình thức” đã được mổ xẻ. ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương chua chát kể câu chuyện: “Cán bộ công chức đùa nhau cứ khai vống lên, rồi khi tài sản tăng lên là vừa, vì không ai phải giải trình khi tài sản giảm đi”.
“Chưa thấy ai bị làm sao khi kê khai sai” - ông nói và đề xuất, việc kê khai tới đây phải kê khai tài sản của cả con cái.
ĐBQH Mã Điền Cư dùng từ “ngụy biện” khi chỉ trích lý do “quy định công khai bản kê khai tài sản nơi cư trú đòi hỏi phải có thời gian”.
Các vị ĐBQH cũng đề nghị bổ sung các hành vi được coi là tham nhũng. ĐBQH Phạm Minh Châu (Quảng Trị) đề nghị bổ sung “hành vi lợi dụng mua sắm tài sản công, sử dụng tài sản trái phép để vụ lợi” khi theo ông, đây đang là hành vi tham nhũng rất phổ biến. Ủy viên Ủy ban Tư pháp của QH Ngô Văn Minh đề xuất “đưa thêm hành vi ra quyết định sai, chủ trương chính sách sai, dù cố ý hoặc vô ý”.
Còn ông Nguyễn Bá Thuyền thì nêu ra đến 3 trường hợp để khẳng định: Cần bổ sung hành vi cố ý làm trái cũng là hành vi tham nhũng; bởi chúng ta đang bỏ lọt hành vi này. Bởi “Tham nhũng về chính sách, về chế độ mới là lớn, chứ không phải chỉ mấy đồng chí cảnh sát nhận tiền ngoài đường”.
Ông Thuyền cũng tán đồng với quy định phải kê khai cả tài sản của con cái thành niên. “Các vị lãnh đạo có nhiều con cái thành đạt, nhưng cũng có nhiều người con cái giàu lên bất thường” - ông nói và đề nghị phải có chế tài để “có nhiều tiền, vàng bất hợp pháp thì phải tịch thu. Mua gì quá khả năng thu nhập thì phải chứng minh”. Bởi “Nếu không tịch thu tài sản bất hợp pháp thì kê khai cũng không có ý nghĩa gì”.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thế chỗ Bộ trưởng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn. Hôm qua, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức có thông báo. Theo đó, Thường vụ QH đã họp và quyết định lựa chọn 4 vị Bộ trưởng, gồm: Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn trước QH. Các nhóm vấn đề Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng được yêu cầu giải trình là việc giải quyết hàng tồn kho, quản lý thủy điện.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình sẽ giải trình các vấn đề về quản lý, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; doanh nghiệp không vay được vốn để sản xuất kinh doanh; tình trạng nợ xấu và giải pháp căn bản xử lý nợ xấu, quản lý nhà nước về thị trường vàng miếng thời gian qua. Bộ trưởng Xây dựng sẽ trả lời về các giải pháp trong việc xử lý tồn đọng bất động sản và giải quyết đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới; vấn đề chất lượng các công trình xây dựng, trong đó có các công trình thủy điện gây bức xúc trong dân như thủy điện Sông Tranh 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ sẽ trả lời các vấn đề liên quan trong quá trình chất vấn. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của QH. Thủ tướng cũng sẽ báo cáo làm rõ thêm các vấn đề được đại biểu cũng như cử tri quan tâm và trả lời chất vấn trực tiếp của các vị đại biểu QH.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đồng Nai): Làm rõ trách nhiệm để con cháu khỏi phải chịu hậu quả. Trước kia, các công trình thủy điện lớn mà Nhà nước quản lý cả hai chức năng phát điện và thủy lợi thì chúng ta có thể yên tâm được. Nhưng hiện nay, hàng ngàn công trình thủy điện vừa và nhỏ được cấp phép hết sức dễ dãi không những có những yếu tố đang trực tiếp ảnh hưởng, mà có thể còn ảnh hưởng tới hàng chục năm nữa. Hàng nghìn điểm nằm ở vùng sâu vùng xa, vùng chứa đựng nhiều nguy cơ, những công trình đó ai quản lý và ai chịu trách nhiệm, hay đổ tai họa này cho con cháu mai sau?
Anh Đào
Theo Lao Động
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.