Trở về trang đầu » » 'Xây bảo tàng nghìn tỷ tốn kém, nhưng có ích'

'Xây bảo tàng nghìn tỷ tốn kém, nhưng có ích'

GS sử học Lê Văn Lan
"Nếu viện kinh tế khó khăn để không xây bảo tàng là không công bằng. Bảo tàng xây dựng tốn kém song có ích, không được so sánh với những thất thoát, lãng phí như Vinashin", GS sử học Lê Văn Lan trao đổi với VnExpress.
- Ông đánh giá như thế nào về việc xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia?
- Theo tôi, đến thời điểm này chúng ta xây dựng là muộn, so với các nước phát triển trung bình thì những bảo tàng ở nước ta kém xa. Tại Hunggari, một khách sạn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở cũng biến thành bảo tàng, hay để giới thiệu lịch sử về đế quốc Áo Hung, họ cũng có tới hàng trăm bảo tàng.
Thực trạng này cắt nghĩa được vì sao công chúng, nhất là thanh niên đang kêu ca ít hiểu biết về lịch sử, thậm chí thờ ờ, quay lưng lại với lịch sử. Chúng ta cần có đột phá, như một ngòi nổ để thổi bùng sự nghiệp bảo tàng.

- Nhưng thưa ông, chi phí xây dựng bảo tàng là khá lớn trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang khó khăn?

- Nếu nói nền kinh tế khó khăn thì chúng ta cần nói đến 2 điều. Thứ nhất là mặt bằng dân trí thấp của những người làm kinh tế và những người thụ hưởng kết quả của nền kinh tế đều là thấp. Hãy nhìn vào các nước tiên tiến, họ có mặt bằng dân trí cao, làm kinh tế tốt hơn với bảo tàng. Trong khi, bảo tàng của Việt Nam không đem lại hiệu quả kinh tế.
Mô hình viện bảo tàng nghìn tỷ
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam khó khăn có nguyên nhân thất thoát từ những tập đoàn như Vinashin. Nếu viện kinh tế khó khăn để không xây bảo tàng là không công bằng. Bảo tàng xây dựng tốn kém song là có ích, không được so sánh như những thất thoát, lãng phí từ Vinashin. Chúng ta nên công bằng, không nên than phiền về việc xây bảo tàng là đắt hay không thích hợp. Vấn đề ở chỗ có xứng đáng là ngòi nổ của sự nghiệp bảo tàng, phục vụ sự phát triển của đất nước hay không.

- Thực tế, một số bảo tàng chưa phát huy được hiệu quả, ông có lo ngại dự án lớn này sẽ tương tự như vậy?
- Bảo tàng Hà Nội xây dựng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long chi phí 2.000 tỷ đồng song chưa có nhiều người đến tham quan. Chúng ta hì hục xây một bảo tàng mà không tính đến cái ruột của nó. Chùa Bái Đính cũng mất hàng nghìn tỷ đồng xây dựng song kiến trúc không phải của Việt Nam, lại ảnh hưởng tới cả khu di sản quốc gia. Hãy nhìn vào đó như một tấm gương để nói về công trình hàng nghìn tỷ là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Nhiều người đang băn khoăn xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có hợp tình hình hay không, song tôi quan tâm hiệu quả hay hệ quả công trình như thế nào. Nhưng tôi biết những người chuẩn bị cho dự án Bảo tàng Lịch sử là những chuyên gia hàng đầu về bảo tàng, di sản. Tôi hy vọng họ được đặt đúng chỗ, giải quyết được nỗi lo toan của nhiều người.

- Theo ông, việc trưng bày nội dung bên trong cần chú ý những vấn đề gì để thu hút khách?

- Chúng ta đang có tâm lý chạy theo dự án xây dựng nhà gọi là bảo tàng và không biết chứa những gì ở bên trong, nên mới trưng bày hiện vật như bày hàng xén. Nghệ thuật trưng bày không phải là bày hàng xén, phải cân nhắc đến chất liệu như pha lê, đồng, kim loại quý, lời giới thiệu, ngôn ngữ, chiếu sáng như thế nào... Đúc kết từ các bảo tàng trên thế giới, giá trị của bảo tàng là 1 còn giá trị của nội dung trưng bày là 3. Phải xác định bảo tàng lịch sử có giá trị không kém Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể phải bố trí cả lực lượng bảo vệ.

Theo VnExpress
Giới thiệu bài nầy :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.

"In Honor of Viet Khang Asia69 Việt Nam Tôi Đâu & Anh là Ai"
GÓP Ý MỚI NHẤT
"Cuộc Thảm Sát Thiên An Môn - 1989"
"In Honor of Viet Khang bản 2 SBTN"
"Hoàng Sa nổi đau mất mát (Bản tiếng Việt)"
"In Honor of Viet Khang Asia Productions"

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us