Trở về trang đầu » » "Láng giềng không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ Trung Quốc"

"Láng giềng không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ Trung Quốc"


Khi mức độ "hòa bình" trong các lời nói và hành động của Trung Quốc ngày càng ít đi, khu vực này, với các một quan hệ quyền lực đan xen, giờ giống như một trật tự quốc tế thời chiến tranh lạnh hay một châu Âu đêm trước của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Chuyên gia châu Á hàng đầu của Pháp là  Valerie Niquet và Jean-Luc Domenach đưa ra các nhận định về căng thẳng Trung-Nhật.
Bà Valerie Niquet:Cần phải đặt căng thẳng này trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Với Nhật Bản, chuỗi đảo này luôn được coi là một phần lãnh thổ của họ, nhất là khi không có sự phản đối gay gắt nào vào năm 1972, thời điểm Mỹ trao lại cho phía Nhật quyền kiểm soát.
Thực ra thì cuối những năm 70, nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó là Đặng Tiểu Bình cũng đã nhắc đến Senkaku-Điếu Ngư  nhưng với một cao độ khác. Năm 1978, vào thời điểm trước cải cách mở cửa, ông Đặng không muốn làm phức tạp tình hình nên đã tuyên bố rằng vấn đề Senkaku/Điếu Ngư cần phải "đặt sang một bên" để mở ra con đường thông thoáng trong giao thương giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Vì thế, nếu giờ đây nhìn lại thì cũng có thể coi Senkaku/ Điếu Ngư giống như một hàn thử biểu cho độ bất ổn định vốn là đặc trưng trong quan hệ Trung - Nhật mấy chục năm qua.

Bà Valerie Niquet là chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc của Quỹ Nghiên cứu chiến lược (FRS), một trong các think-tank hàng đầu của Pháp. Bà  từng làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á (Centre Asie) của Học viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI). Bà cũng là chủ biên tạp chí "Thế giới Trung Hoa - Châu Á mới",  là dịch giả của "Binh pháp Tôn Tử" ra tiếng Pháp và tác giả cuốn sách "Trung-Nhật đối đầu".
Sự căng thẳng giữa đôi bên chỉ tăng dần, khi cùng với sự gắn kết khổng lồ với nhau về kinh tế, Nhật Bản lại ngày càng có xu hướng, trong con mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trở thành nơi để chuyển dịch sự thất vọng của dân chúng. Xu hướng đó được thiết lập vững chắc sau chuyến thăm "tai họa" của ông Giang Trạch Dân đến Tokyo năm 1998. Chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu Trung Quốc đến Nhật Bản sau Thế chiến II đã biến thành một thảm họa ngoại giao khi 2 nước bất đồng sâu sắc trong việc tìm ra các câu chữ để thể hiện trách nhiệm và sự hối hận của người Nhật về những hậu quả gây ra tại Trung Quốc trong Thế chiến II. Sự nghi kỵ không còn đường lùi từ thời điểm đó.
Mọi việc sau đó càng phức tạp hơn khi Trung Quốc, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, có ý định áp đặt chủ quyền lên trên các vùng biển mà họ cho là một phần lãnh thổ của mình. Trung Quốc đã có nhiều tuyên bố đơn phương về lãnh thổ trên biển mà không có sự công nhận của quốc tế. Đó là chuyện xảy ra ở biển Hoa Đông và ở biển Đông với Philippines và Việt Nam.
Điều thôi thúc Trung Quốc đẩy mạnh việc này là kể từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, Trung Quốc đã có một phân tích sai lầm, dựa trên việc đánh cược rằng Mỹ đã suy yếu và giờ là thời điểm để Trung Quốc tiến ra các vùng biển.
Tính chính danh của đảng
Chuyện đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) cũng là một nguyên nhân của căng thẳng Trung-Nhật. Đó là vấn đề về tính chính danh. Trước đợt chuyển giao quyền lực, không một lãnh đạo Trung Quốc nào đủ sức áp chế quyền lực của mình lên mọi phe phái trong đảng và có một sự đấu tranh giữa phe cải cách và bảo thủ.
Việc đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc trong tranh chấp với Nhật cho thấy dường như phe bảo thủ đang có tiếng nói lớn hơn.
Ít ngày sau 36 năm kỷ niệm ngày mất của ông Mao Trạch Đông mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhắc lại cụm từ "thế kỷ ô nhục" mà Trung Quốc phải trải qua, nuôi dưỡng thêm một tâm lý trả thù đang hiện diện rất rõ trong dân chúng Trung Quốc. Việc "giáo dục lòng ái quốc" cũng đóng góp rất lớn vào tư tưởng chống Nhật trong giới trẻ như là một cách siết chặt việc quản lý ý thức hệ trước những do dự về cải cách chính trị.
Phép thử
Đây cũng là phép thử  mức độ phản kháng của Trung Quốc với Nhật Bản, Mỹ và các nước khác đang có tranh chấp. Nếu Nhật nhượng bộ, sau này sẽ có nguy cơ là không còn giới hạn nào nữa đối với các yêu sách của Trung Quốc. Vì thế, Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ.
Một mũi tên khác là làm bất ổn quan hệ đồng minh giữa Nhật và Mỹ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cảnh báo Nhật rằng không được dựa vào Mỹ và cũng đặt Mỹ vào thế khó giữa một bên là đồng minh, một bên là quan hệ kinh tế khổng lồ với Trung Quốc.
Căng thẳng này diễn ra khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần cũng sẽ đo luôn mức độ tái cam kết của chính quyền ông Obama, người đang có nhiều khả năng tái cử, về một sự trở lại mạnh mẽ của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Mỹ lùi bước và do dự, không chỉ niềm tin của các đồng minh trong khu vực bị xói mòn mà những bất ổn định sau đó còn có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn.
Khi mà mức độ "hòa bình" trong các lời nói và hành động của Trung Quốc ngày càng ít đi, khu vực này, với các một quan hệ quyền lực đan xen, giờ giống như một trật tự quốc tế thời chiến tranh lạnh hay một châu Âu đêm trước của chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tuy nhiên, sẽ khó có chuyện xảy ra chiến sự. Căng thẳng này cuối cùng vẫn là một biện pháp chiến thuật: Trung Quốc vừa thử các đối thủ, vừa thử cả khả năng kiểm soát mức độ leo thang căng thẳng của chính mình dưới sức ép của các cuộc biểu tình.

Căng thẳng tạm thời

- Những tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc quanh nhóm đảo Senkaku-Điếu Ngư không phải là chuyện mới. Nhưng tại sao sự căng thẳng lại bị đẩy cao đến mức độ này?

Ông Jean Luc Domenach: Về phía Nhật Bản, chuyện chủ quyền đảo này trước hết đó là một vấn đề đối nội, giữa một bên là Thị trưởng Tokyo Ishihara, người vốn theo đuổi chủ nghĩa dân tộc rất cao và một bên là Chính phủ Nhật vốn không hẳn có ý định leo thang căng thẳng nhưng cũng không thể phớt lờ chủ nghĩa dân tộc.

Ông Jean-Luc Domenach là tiến sỹ sử học và chính trị. Ông từng là tùy viên văn hóa lãnh sự quán Pháp ở Nhật, giảng dạy ở Trường Khoa học chính trị danh tiếng Sciences-Po Paris, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (CERI) của Sciences-Po, Giáo sư khoa học xã hội và nhân văn ở trường Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh)
Nhưng  nguyên nhân quan trọng nhất đến từ phía Trung Quốc. Trung Quốc đang khó ở. Về kinh tế, tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu chậm lại, áp lực trên các thị trường bất động sản tăng cao. Đặc biệt, sự không thuận lợi trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở đây là vụ án Bạc Hy Lai, khiến giới chức Trung Quốc phải tìm ra một cái gì đó để xả áp lực, để tạo ra một mối quan tâm về an ninh trong hoàn cảnh có nhiều hoài nghi trong nước. Căng thẳng với Nhật Bản nằm trong tính toán đó.


- Tức là chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc những ngày qua là đã được chuẩn bị sẵn?


Đúng thế. Nó được chuẩn bị, đạo diễn và thực thi. Ở Trung Quốc họ thích gọi đó là chủ nghĩa ái quốc (patriotism) hơn là chủ nghĩa dân tộc (nationalism).

- Sự căng thẳng này có thể leo thang đến đâu? Liệu có nguy cơ chiến tranh không?
Láng giềng không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ Trung Quốc

Không. Tôi không chắc là các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ đi quá xa, dù có nghe nói là họ có thể chuyển một số cơ sở kinh tế của mình sang các quốc gia khác trong khu vực. Tôi cũng nghĩ Trung Quốc sẽ không đạt được lợi ích kinh tế gì lớn lao về dài hạn nếu duy trì sự căng thẳng này lâu hơn. Không, họ sẽ sớm dừng lại thôi. Sự căng thẳng này chỉ là tạm thời.

- Lợi ích của nước Mỹ trong tình huống này là gì?

Đây là tình huống lý tưởng cho các nhà ngoại giao Mỹ. Trung Quốc càng hung hăng với các nước láng giềng thì sự cầu cứu đến Mỹ càng có giá trị. Mỹ có hiệp ước đồng minh với Nhật nhưng cũng có quan hệ rất lớn với Trung Quốc.

Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta làm thuyết khách những ngày vừa rồi nâng cao giá trị của Mỹ như một bên trung gian mà ai cũng cần. Những vụ việc như vừa rồi sẽ chỉ càng giúp Mỹ đặt chân vào khu vực này một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

*Bài viết thể hiện quan điểm của bà Valerie Niquet khi trao đổi với PV ngày 22/9. Bài viết cũng sử dụng một số phân tích trong bài báo "Biển Trung Hoa: đe dọa chiến tranh" của bà Valerie Niquet trên báo Le Monde (Pháp) ngày 25/9.
Theo Bùi Nguyễn (từ Paris, Pháp)
Tuần Việt Nam
Giới thiệu bài nầy :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.

"In Honor of Viet Khang Asia69 Việt Nam Tôi Đâu & Anh là Ai"
GÓP Ý MỚI NHẤT
"Cuộc Thảm Sát Thiên An Môn - 1989"
"In Honor of Viet Khang bản 2 SBTN"
"Hoàng Sa nổi đau mất mát (Bản tiếng Việt)"
"In Honor of Viet Khang Asia Productions"

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us