Trở về trang đầu » » Cử Tri: Cần thực hiện văn hóa từ chức

Cử Tri: Cần thực hiện văn hóa từ chức


Sáng 3-10, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM đơn vị 3 gồm các ông Huỳnh Thành Lập, Trần Thanh Hải, Phạm Văn Gòn tiếp xúc cử tri quận 6, để ghi nhận ý kiến trước kỳ họp lần thứ 4.

Cử tri Phạm Thị Xuân Hương (85 tuổi, phường 6) phản ánh: Vấn nạn tham nhũng đang gây bức xúc lớn trong nhân dân. Cán bộ, đảng viên là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị nhưng theo bà, chỉ vụ sai phạm tại Tập đoàn Vinashin đã có đến 8 - 9 người đi tù. Về pháp luật xử lý như vậy là đúng, nhưng trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải liên đới như thế nào không thấy nói đến?


Theo cử tri, trong công tác xử lý cán bộ sai phạm, còn lẫn lộn giữa thành tích của quá khứ với sai phạm hiện tại. “Khi được thành tích, cá nhân, tập thể đó đã được Nhà nước khen thưởng hình thức này, hình thức nọ rồi nên khi sai phạm phải chịu trách nhiệm trước nhân dân” - cử tri Xuân Hương thể hiện quan điểm. Rất nhiều ý kiến cho rằng, khi vụ việc tiêu cực xảy ra, nhất là tại các tập đoàn kinh tế lớn cần phải xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và những bộ ngành có liên quan. Một số cử tri đề xuất, cần thực hiện văn hóa từ chức.

Cử tri Hồ Văn Đơ (phường 6) nhận xét, tại một số nước, khi xảy ra sai phạm, người có trách nhiệm trực tiếp, liên đới trách nhiệm từ chức ngay nhưng với Việt Nam rất hiếm, dù sai phạm rất lớn. Ngoài ra, cử tri còn đề xuất cần mở rộng đối tượng xem xét khi xử lý tham nhũng. Vì thực tế, người thân, đặc biệt là vợ, con của đối tượng này thường lợi dụng chức vụ của người thân để trục lợi. “Những sai phạm nên giải quyết triệt để và báo cáo kết quả xử lý công khai, có như vậy mới lấy lại lòng tin trong nhân dân”, cử tri Hồ Văn Đơ kiến nghị.

Chia sẻ bức xúc của cử tri, ĐBQH Huỳnh Thành Lập cho biết bản thân ông chứng kiến ngay cả đi đóng thuế người dân cũng phải “kẹp” 100.000 đồng nếu muốn được giải quyết nhanh. Nhiều nơi, nhiều bộ phận, người dân phải “lót tay” công việc mới được giải quyết trôi chảy. Ông Huỳnh Thành Lập hứa, những ý kiến xác đáng trên, tổ ĐBQH sẽ chuyển đến kỳ họp QH.

Dự kiến chương trình nghị sự kỳ họp thứ 4 Quốc hội (QH) khóa XIII vừa được gửi xin ý kiến của các vị đại biểu QH. Theo đó, ngay tại phiên khai mạc vào sáng 22-10, bên cạnh các nội dung thường xuyên của kỳ họp cuối năm, QH sẽ nghe báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng chống tham nhũng năm 2012. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Nếu được sự đồng thuận của các ĐBQH, đây sẽ là một điểm rất mới của kỳ họp lần này. Bởi các báo cáo về phòng, chống tham nhũng thường được QH xem xét tại kỳ họp cuối năm theo hình thức gửi ĐBQH tự nghiên cứu, sau đó kết hợp thảo luận cùng các nội dung khác.

theo V. ANH - A. THƯ (SGGP)
Giới thiệu bài nầy :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.

"In Honor of Viet Khang Asia69 Việt Nam Tôi Đâu & Anh là Ai"
GÓP Ý MỚI NHẤT
"Cuộc Thảm Sát Thiên An Môn - 1989"
"In Honor of Viet Khang bản 2 SBTN"
"Hoàng Sa nổi đau mất mát (Bản tiếng Việt)"
"In Honor of Viet Khang Asia Productions"

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us