Trong những năm gần đây, Việt Nam thường được 2,6 - 2,7 điểm trong thang điểm 10 về chỉ số cảm nhận tham nhũng (dưới 3 điểm được coi là tham nhũng nghiêm trọng). Năm 2011, tuy có những tiến bộ nhất định: được 2,9 điểm, xếp thứ 112/182 nước và vùng lãnh thổ, nhưng Việt Nam vẫn thuộc những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở cuối bảng xếp hạng. Đánh giá
của tổ chức này cũng chỉ ra rằng: ở châu Á, tình hình tham nhũng của Việt Nam nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...
Ông Lê Văn Lân, Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng cũng đánh giá, tình hình tham nhũng tại Việt Nam là nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp. Trước đây, tham nhũng chủ yếu chỉ xảy ra trong lĩnh vực kinh tế, nhưng nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý, như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng chống dịch bệnh...
theo Mộc Lan/Thanh Niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.