Trở về trang đầu » » “Sếp” ngân hàng “rủ nhau” từ nhiệm: Bình thường và bất thường

“Sếp” ngân hàng “rủ nhau” từ nhiệm: Bình thường và bất thường

4 "sếp lớn" của Eximbank và ACB cùng từ nhiệm
Vẫn biết quyết định thay “tướng” tại các ngân hàng thương mại không có gì lạ nhưng việc 4 “sếp cỡ bự” của ACB và Eximbank liên tiếp và đồng loạt xin rời bỏ các vị trí công tác có thể xem là một “hiện tượng bất thường”. Tuy nhiên, đằng sau hiện tượng bất thường này, có thể sẽ là một kết cục mang tính đương nhiên.

Liên tiếp trong các ngày 19, 20 và 21-9-2012, thị trường tài chính – ngân hàng chứng kiến màn “rửa tay, gác kiếm” của 4 nhân vật được đánh giá là những “cao thủ” hàng đầu, có tiếng tăm trong giới ngân hàng.
Sự ngờ vực xoay quanh các quyết định trên gần như ngay lập tức được dư luận xã hội đặt ra. Có hay không một mối quan hệ đặc biệt đằng sau các quyết định trên là điều mà xã hội đặc biệt quan tâm.

Và dù cả ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang và ông Phạm Trung Cang đều đã lên tiếng khẳng định lý do từ nhiệm của mình hoàn toàn mang tính chất cá nhân, song sự “đồng thời” của những quyết định trên không tránh khỏi sự hoài nghi về cái gọi là “lý do cá nhân” mà các ông này đưa ra. Sự hoài nghi này là hoàn toàn có cơ sở khi mà cả 4 cá nhân trên đều đã từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại Ngân hàng Á Châu (ACB).

Theo những thông tin mới nhất được phát đi từ lãnh đạo các ngân hàng ACB và Eximbank thì cả 4 cá nhân trên rất có khả năng liên quan đến hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của ông Lý Xuân Hải - cựu Tổng giám đốc ACB. Cụ thể: Các cá nhân trên có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải uỷ thác 19 nhân viên ngân hàng nhận khoản tiền 718 tỉ đồng.

Nhiều thông tin lại cho rằng, khoản tiền 718 tỉ đồng trên đã “chảy” vào tài khoản của Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Tp Hồ Chí Minh), người từng được biết đến là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán và hiện số tiền này đi đâu không rõ.

Vậy trách nhiệm của 4 cá nhân trên ở đâu xoay quanh khoản tiền 718 tỉ đồng được cho là “cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của ông Lý Xuân Hải? Và liệu đây có phải là lý do khiến cả 4 cá nhân trên nhất loạt từ nhiệm hay không?

Lời giải chính thức cho câu hỏi này vẫn đang được cơ quan điều tra làm rõ nhưng với những vi phạm pháp luật của ông Lý Xuân Hải thì trách nhiệm của các cá nhân liên quan là không thể tránh khỏi. Vấn đề bây giờ là trách nhiệm của các cá nhân này trong sai phạm trên đến đâu mà thôi.

ACB và Eximbank đều lên tiếng khẳng định các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ và ông Phạm Trung Cang có liên quan tới ông Lý Xuân Hải. Trong đó, ông Trịnh Kim Quang và Lê Vũ Kỳ được cho là đã ký phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải uỷ thác 718 tỉ đồng cho các nhân viên ngân hàng mang đi gửi.

Tất cả mới dừng lại ở diện nghi vấn nhưng nếu mối quan hệ trên mức bình thường giữa Lý Xuân Hải và 4 cá nhân trên thực sự đã tồn tại thì xem ra, trách nhiệm của các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ và Phạm Trung Canh cần phải làm rõ.

Báo chí gần đây từng đề cập tới mối quan hệ chéo, sở hữu chéo hoặc vai trò của một hay một nhóm lợi ích trong hệ thống ngân hàng. Những cá nhân hay nhóm lợi ích này sẽ lợi dụng tầm ảnh hưởng của mình tại các ngân hàng để chi phối, nắn “dòng vốn” hoặc hướng các khoản đầu tư, cho vay của ngân hàng đó về các công ty “sân sau” của mình hoặc các dự án của riêng mình.

Và tất nhiên, trong chuỗi quan hệ đó, rất có thể một khoản tiền không nhỏ đã “bốc hơi” trong quá trình luân chuyển của “dòng chảy tiền”. Việc cả 4 sếp bự ở ACB và Eximbank đồng thời xin từ chức không khỏi khiến người ta nghĩ tới cái gọi là “nhóm lợi ích” được hình thành trong mối quan hệ này.

Đáng nói hơn nữa là hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng, “nhóm lợi ích” trên rất có thể có thêm cả ông Lý Xuân Hải. Suy luận này hoàn toàn có căn cứ bởi bản thân những cá nhân trên có một điểm chung là đều đã và đang nắm giữ những vị trí tối quan trọng ở ACB. Đặc biệt, những sai phạm xoay quanh khoản tiền 718 tỉ đồng ở ACB lại diễn ra trong giai đoạn ông Trần Xuân Giá làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Rồi việc Nguyễn Đức Kiên lợi dụng các mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của mình ở các ngân hàng thương mại trên để “làm xiếc”, mang tiền ảo ra vẽ dự án, rồi lại mang dự án đi cầm cố lại để lấy tiền thật.

Là người đứng đầu ACB, là người có kiến thức uyên thâm về tài chính ngân hàng, lại từng là người đứng đầu ngành kế hoạch đầu tư – liệu ông Trần Xuân Giá có biết? Trách nhiệm của ông với vai trò là Chủ tịch hội đồng quản trị ở đâu?

Hai quả bom tấn “bầu” Kiên và Lý Xuân Hải đã “phát nổ” và thị trường tài chính, ngân hàng được một phen chao đảo. Những hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế của Lý Xuân Hải, Nguyễn Đức Kiên đang được cơ quan công an làm rõ.

Những sai phạm này diễn ra khi cả 4 ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ và Phạm Trung Cang đang nắm vai trò “xương sống” của ACB và Eximbank. Nên, mặc dù đã từ chức nhưng trách nhiệm của những người đứng đầu là không thể không đề cập đến.

Vậy nên, nếu có việc các cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm của những người này ở mức cao hơn thì cũng là lẽ đương nhiên.

Theo nhóm phóng viên Petrotimes
Giới thiệu bài nầy :

3 nhận xét:

  1. Nặc danh24.9.12

    Miệng hô “đồng chí” tươi trên mặt
    Tay đấm “anh em” vỡ cả đầu.
    (Trọng Nghĩa)
    .
    Báo VN đưa tin: “TQ lại hoành hành ở biển VN” ngay giữa lúc Thủ tướng VN đang công du TQ

    Trung Quốc lại hoành hành ở biển Việt Nam

    Cập nhật lúc 18h18″ , ngày 22/09/2012


    Sau khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình vừa lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông thì Trung Quốc lại có một loạt các hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Tờ Tân Hoa xã – cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, hôm qua (21/9) đưa tin, nước này đang tăng cường thúc đẩy các hoạt động đầu tư, phát triển ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

    Trung Quốc hồi tháng 7 đã ngang nhiên thành lập cái gọi là thành phố “Tam Sa” với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong những động thái gây sóng gió lớn nhất ở Biển Đông trong thời gian qua của Trung Quốc. Khi căng thẳng chưa kịp lắng xuống thì những ngày gần đây, Trung Quốc lại cấp tập thực hiện một loạt động thái khiêu khích ở hai quần đảo của Việt Nam.

    Cục Quản lý Thương mại và Công nghiệp của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, vừa mới đây cho biết, trong tháng 8 và tháng 9, cơ quan này đã lần lượt cấp phép cho một công ty xây dựng và một công ty du lịch hoạt động ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

    Ông Wen Zheng, một quan chức cấp cao chịu trách nhiệm về hoạt động cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động ở Hải Nam, hôm qua trắng trợn tuyên bố, tỉnh Hải Nam đã nhận được rất nhiều đơn xin thành lập doanh nghiệp ở Tam Sa và sẽ đẩy nhanh tốc độ cấp phép cho các doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở đây để thu hút thêm đầu tư.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh24.9.12

    Trong khi đó, “chính quyền ở cái gọi là thành phố Tam Sa” cho biết, họ đang xúc tiến một kế hoạch phát triển bao gồm các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông và bảo vệ sinh thái. Theo đó, “giới chính quyền ở Tam Sa” đã lên kế hoạch cho 31 dự án lớn với số tiền cần đầu tư lên tới 13,3 Nhân dân tệ (2,1 tỉ USD), trong đó có dự án mở tuyến du lịch bất hợp phép đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước dịp Quốc khánh Trung Quốc – 1/10 tới.

    Ngoài ra, “giới chức của cái gọi là Tam Sa” cũng tuyên bố sẽ tăng cường khai thác nguồn cá và dầu khí ở khu vực lãnh hải quanh đó. Một quan chức địa phương ngang nhiên cho biết, họ có thể huy động thêm ít nhất 1.450 tàu cá đến để phát triển các ngư trường ở Biển Đông.

    Những hoạt động trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả những diễn biến mới nhất này diễn ra trong bối cảnh Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa lên tiếng trấn an các nhà lãnh đạo Đông Nam Á rằng, Bắc Kinh chỉ muốn duy trì mối quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực.

    Phát biểu tại lễ khai mạc một Hội chợ triển lãm ASEAN – Trung Quốc đang diễn ra ở thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình hôm qua cho biết, sự thịnh vượng của Trung Quốc chỉ có thể được bảo đảm bằng mối quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng. Ông Tập Cận Bình còn nói thêm rằng: “Trải qua rất nhiều thăng trầm thời hiện đại, chúng tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển và giá trị của hoà bình”.

    Tuy nhiên, ngay sau những lời nói tốt đẹp trên, Trung Quốc lại có những hành động đi ngược lại với lời nói của mình.

    Trước đó, việc Trung Quốc lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội không chỉ của Việt Nam mà của cả dư luận quốc tế và người dân ở chính đất nước Trung Quốc.

    Hồi tháng 8, giới chức Mỹ từng lên tiếng chỉ trích, việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là thành phố Tam Sa đã đi ngược lại những nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng, và có nguy cơ làm tăng căng thẳng trong khu vực.

    Trước đó, hồi tháng 6, biên tập viên Chu Phương của tờ Tân Hoa xã từng nói, “thiết lập ‘thành phố Tam Sa’ là trò cười quốc tế. Ông này đã mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay việc làm này.

    Kiệt Linh – (tổng hợp)

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh24.9.12

    Thứ hai, ngày 24 tháng chín năm 2012
    'THÁCH ĐẤU' THỦ TƯỚNG VỀ ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ

    Quanlambao - Sau 05 'Trận thách đấu' chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình của nhân dân. Tuy nhiên cũng có một số ít ý kiến cho rằng: Thủ Tướng thì làm sao lại chấp nhận 'thách đấu' với 'lề trái'!!! Rõ ràng quan điểm của những kẻ quen thói ngồi trên pháp luật. Thủ Tướng đã ra lệnh 'sử trảm' Quan làm báo và đã bắt ít nhất 03 người vu cho 'liên quan đến Quan làm báo'.Vậy thì họ phải chỉ ra Quan làm báo đã đăng cái gì mà kết luận 'Thế lực thù địch và chống Đảng, Nhà nước'? Chống Nguyễn Tấn Dũng và bè lũ tham nhũng lũng đoạn đất nước KHÔNG đồng nghĩa với chống Nhà nước. Nguyễn Tấn Dũng hãy công khai đăng đàn trả lời những tảng núi chất vấn và Nhân dân sẽ là trọng tài khách quan nhất để quyết định. Rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng hèn nhát sợ hãi trước 90 triệu người dân Việt Nam. Y là một kẻ tàn bạo, dùng mọi thủ đoạn bẩn thỉu nhất và đứng trên pháp luật, song cũng là kẻ hèn mạt nhất thời đại, lợi dụng quyền lực trong tay để giết hại dân lành mà thôi.
    Hãy nghe Trần Hưng Quốc chất vân Nguyễn Tấn Dũng về điều hành kinh tế vĩ mô kể từ khi y lên ngôi đến nay để thấy rõ đất nước đã giao vào tay một tên đồ tể dốt nát và tham lam nên đã phải gánh chị hậu quả thế này đây:
    đọc tiếp
    http://quanlambao.blogspot.no/2012/09/thach-au-thu-tuong-ve-ieu-hanh-kinh-te_24.html

    Trả lờiXóa

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.

"In Honor of Viet Khang Asia69 Việt Nam Tôi Đâu & Anh là Ai"
GÓP Ý MỚI NHẤT
"Cuộc Thảm Sát Thiên An Môn - 1989"
"In Honor of Viet Khang bản 2 SBTN"
"Hoàng Sa nổi đau mất mát (Bản tiếng Việt)"
"In Honor of Viet Khang Asia Productions"

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us