Trở về trang đầu » » Kêu gọi dân “hy sinh vì thuỷ điện”: Như thế là tội ác

Kêu gọi dân “hy sinh vì thuỷ điện”: Như thế là tội ác

Cuộc sống bình thường là một cuộc sống có thể không khá giả nhưng yên lành, không nơm nớp lo sợ, không bất an thường trực trong bữa ăn và giấc ngủ hàng đêm. Cuộc sống của người dân ở hạ lưu thuỷ điện Sông Tranh 2 hiện nay thực sự là cuộc sống bất bình thường, nhưng đau thương là ở chỗ họ không hề chọn cuộc sống đó.

Người dân khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đang sống bất an bên hàng triệu khối nước.
Lý lẽ một cách tự nhiên và bình thường là: làng xóm có trước, người dân định cư trước đó hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, bỗng nhiên một ngày nào đó những nhà đầu tư đến đào bới, xây bờ đắp đập rồi từ đó, động đất làm đảo lộn toàn bộ đời sống cư dân. Khi mới xuất hiện lần đầu họ vẽ ra cho người dân hiền lành và thật thà một cái bánh vẽ thật hoành tráng giống như họ là “thiên sứ” đến mang lại hạnh phúc cho dân. Nào là tạo ra các khu dân cư mới tươi đẹp hơn, phụ nữ được tạo ra việc làm mới, con em họ được nhận vào làm các khu công nghiệp, các nhà máy, người già có nhà sinh hoạt cộng đồng, đường xá đi lại thuận tiện,…


Nhưng từ khi công trình mọc lên thì mọi sự bất hạnh đổ xuống. Không có gì bất công và khổ nhục hơn khi mà đang ở trong ngôi nhà yên lành lại bị ai đó nhân danh vì sự phát triển đất nước đến bắt phải đi chỗ khác tạm cư đến hơn mười năm, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên không biết đến “mái ấm” và bây giờ lại đến chuyện đang có nhà phải bỏ nhà làm lều, làm nhà bằng dăm cây cọc, bìa cạc tông để sống qua ngày.
Nếu đó là hành động của một nhà đầu tư nước ngoài thì còn cho là họ thiếu tình nghĩa, nhưng có điều lạ là các nhà đầu tư Việt Nam đang đối xử tệ bạc với chính đồng bào của mình.
“Đập thuỷ điện thì tồn tại hàng trăm năm, nhà dân thì ngắn hơn” 
Trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ “Độ an toàn khi có động đất chỉ được tính cho đập thuỷ điện và nhà dân làm sao chịu nổi động đất cấp 8 hoặc cao hơn?” Ông Trần Văn Hải, trưởng ban quản lý thuỷ điện 3 – chủ đầu tư công trình thuỷ điện Sông Tranh 2, cho rằng: “Không thể lấy tiêu chuẩn xây dựng của nhà dân và đập thuỷ điện để tính chung được. Đập thuỷ điện tồn tại hàng trăm năm, còn nhà dân thì ngắn hơn, có tiêu chuẩn riêng của bộ Xây dựng. Đúng là nếu động đất cấp 8 thì đập an toàn nhưng nhà dân sẽ sập. Nhưng tôi đã nói đây là động đất kích thích, không phải vì thuỷ điện Sông Tranh 2 mà nó mạnh hơn, cùng lắm chỉ diễn ra sớm hơn mà thôi…” Và ông Hải cũng kêu gọi người dân nên chia sẻ, hy sinh cho thuỷ điện.

Mỗi khi sự cố xảy ra họ tìm mọi cách đổ cho khách quan, họ phủ dụ dân chúng rằng đừng lo, cứ yên tâm mà sống bởi các nhà khoa học đã nói “dân lo lắng là thừa vì thiếu hiểu biết”… Nhưng làm sao đừng lo được khi mà một ngày vài trận động đất ngay dưới chân mình? Hơn nữa ông trưởng ban quản lý thuỷ điện 3 còn lớn tiếng kêu gọi người dân “hãy nên biết chia sẻ và hy sinh cho thuỷ điện”.Người dân thật khó mà nuốt trôi “lời khuyên” này, vì làm sao họ chia sẻ được với những người đang làm tổn hại đời sống của họ và con cháu họ. Thật sự thì, họ đã hy sinh rồi thì thuỷ điện mới mọc lên và họ tiếp tục hy sinh nữa thì ai sẽ là người hưởng lợi từ công trình này? Câu trả lời đã rành rành: đó là các nhà đầu tư và những người ăn theo, bởi đầu tư thuỷ điện cực kỳ lời, nước thì của trời, họ đầu tư đập, hồ nước một lần rồi thu lời nhiều chục năm sau. Phần người dân thì được gì? Thực tế còn chỉ ra, rất nhiều cộng đồng dân cư sống ngay bên cạnh các đập thuỷ điện mà không có lấy một giọt điện nào. Còn hơn thế, nếu như những nguy cơ hiện nay biến thành hiện thực trong một ngày nào đó thì tính mạng của người dân sẽ bị chôn vùi dưới hàng triệu mét khối nước. Sự hy sinh mà chủ đầu tư kêu gọi hẳn là có ý nghĩa chính cho việc kiểm điểm rút kinh nghiệm của nhà đầu tư lẫn cơ quan chức năng? TS Đào Trọng Tứ (giám đốc trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu): “Người dân Bắc Trà My phải bỏ mảnh đất màu mỡ, tươi tốt ven sông, nơi sinh kế của họ để vào ở khu tái định cư “đã là một sự chia sẻ, hy sinh rồi”, nên một khi chủ đầu tư chưa làm tốt thì sao lại tiếp tục bắt dân hy sinh nữa! Không thể phủ nhận thuỷ điện là một nguồn tài nguyên lớn, lợi thế lớn của đất nước ta, nên có nhà khoa học đã gọi đó là “hồng phúc”, và thực tế thuở ban đầu xây dựng và khai thác thuỷ điện, các nhà máy thuỷ điện thường hướng đến đa mục tiêu: phát điện, cung cấp nước cho tưới tiêu, ngăn lũ như Thác Bà, Hoà Bình, Sông Đà… nhưng giờ đây, thuỷ điện đang được khai thác một cách cạn kiệt và hầu như chỉ mục tiêu duy nhất là phát điện – vì mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư.

Thực tế đến nay, chưa một đánh giá tác động môi trường nào mà làm một dự án thuỷ điện phải dừng lại vì lý do môi trường cả. Bởi lúc ấy, bao giờ lợi ích con số kinh tế sẽ thắng, dự án nào cũng khả thi cả, nhưng vấn đề anh trả giá thế nào thôi”.
Theo Sài Gòn tiếp thị
Giới thiệu bài nầy :

2 nhận xét:

  1. EVN là một chủ đầu tư nội địa cực láo. cực vô học. Nó có đánh giá tác động môi trường đâu, mà là sao chép rồi dán thêm tên TĐ Sông Tranh 2 vào, lại được cái anh bên Bộ Môi trường khốn nạn, ký bừa cho xong, đập vỡ hay Dân chết thì cũng thế, có ảnh hưởng gì tới nhà họ đâu. Đã vậy EVN còn khẳng định đập vẫn an toàn, dân cứ anh dũng mà sống cho đến khi nào đập vỡ. Thật là EVN quá dã man, coi tính mạng 40.000 dân không bằng con thú, quá khốn nạn.
    Tôi có đề nghị :
    Tập trung gia đình của mấy cán bộ LĐ EVN, cho sống chung với đồng bào hạ nguồn thuỷ điện là dân an tâm nhớn, không biết 40 ngàn dân ở đó có đồng ý với tôi không ?

    Trả lờiXóa
  2. Thi cu hy sinh cho dang NO .

    Trả lờiXóa

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân.Trên tinh thần tự do ngôn luận và tôn trọng lẫn nhau, Đảng Làm Báo sẽ tôn trọng mọi ý kiến phản biện.

"In Honor of Viet Khang Asia69 Việt Nam Tôi Đâu & Anh là Ai"
GÓP Ý MỚI NHẤT
"Cuộc Thảm Sát Thiên An Môn - 1989"
"In Honor of Viet Khang bản 2 SBTN"
"Hoàng Sa nổi đau mất mát (Bản tiếng Việt)"
"In Honor of Viet Khang Asia Productions"

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us